BA VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG KHI CHĂM SÓC CƠI ĐỌT CUỐI CHO CÂY SẦU RIÊNG

BA VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG KHI CHĂM SÓC CƠI ĐỌT CUỐI CHO CÂY SẦU RIÊNG
Wednesday,
30/11/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Đối với các nhà vườn trồng sầu riêng, việc chăm sóc cơi đọt cuối trước khi làm bông sầu riêng giữ vai trò quan trọng, bởi nó quyết định sự thành công của quá trình làm bông, khả năng đậu trái và quá trình nuôi trái sau này của cây. Để chăm sóc cơi đọt cuối tốt, bà con cần lưu ý ba vấn đề quan trọng như sau:

THỜI ĐIỂM BÓN LÂN TẠO MẦM:

Trường hợp 1: Khi cơi lá làm bông đầu tiên, cặp lá đầu tiên mở ra hoàn toàn.

Trường hợp 2: Khi cơi lá làm bông cuối, cặp lá cuối bắt đầu mở ra hoàn toàn hoặc 1 lá mở 1 lá khép.

Các loại phân bà con có thể sử dụng trong thời gian này bao gồm phân Lân như Văn Điền, Ninh Bình, Long Thành, …ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng DAP + Kali

Liều lượng: Bà con cần căn cứ vào độ tuổi cây, sức cây, mức độ xanh tốt của cây mà sử dụng liều lượng phù hợp.

Ví dụ: Đối với cây sầu riêng đã đạt 5 năm tuổi, bà con nên bón từ 3 – 4 kg Lân. Bà con bón khu vực dưới tán lá phạm vi 2/3 tán tính từ gốc ra ngoài.

Lưu ý: Trước khi bón lân, bà con cần dọn sạch cỏ rác dưới khu vực tán lá, điều này giúp Lân thẩm thấu xuống đất và đạt được hiệu quả cao.

Sau khi bón, bà con tưới nước thường xuyên cho Lân tan hết, cứ 3-4 ngày là tưới 1 lần. Sau khi bà con tưới 3 lần thì ngưng tưới và cắt nước hoàn toàn.

QUẢN LÝ SÂU, BỆNH HẠI: 

Quan-ly-sau-benh-hai-sau-rieng

Quản lý sâu, bệnh hại sầu riêng

- Đối với sâu gây hại:

+ Bà con cần quản lý tốt rầy, bọ trĩ, rệp sáp, sâu ăn lá, đặc biệt là mọt đục cành vì vào thời điểm cây bắt đầu làm bông thì mọt đục cành bắt đầu phát triển.

+ Bà con có thể sử dụng thuốc có hoạt chất như: Cartap, Imidacloprid, Thiamethoxam, Buprofezin … để phun xịt cho cây.

Lưu ý: Bà con cần được luân phiên gốc thuốc qua các lần phun nhằm tăng hiệu quả phòng trị sâu hại cây.

- Đối với bệnh gây hại: 

+ Vào thời điểm này, bà con cần phun phòng trị một số bệnh hại trên cây như: Thán thư, đốm lá, xì mủ,  ….

+ Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng thuốc có hoạt chất như: Metalaxyl, gốc đồng, Hexaconazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Fosetyl aluminium … để phun xịt cho cây.

Lưu ý: Trong thời gian này, nếu bà con phun tẩy rong trên thân và dạ cành sẽ giúp tăng tỷ lệ mắt trên cây.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG QUA GỐC VÀ LÁ:

- Dinh dưỡng qua gốc:

+ Khi cơi đọt trước ở thời điểm thuần thục tức là khi lá già: Bà con cần tiến hành bón phân hữu cơ gốc và tưới kích rễ cho cây. Điều này giúp thúc đẩy rễ con phát triển, tăng khả năng hút dinh dưỡng. Vì thế mà cây khỏe và đi cơi đọt đồng đều hơn trong vườn.

+ Khi đọt có biểu hiện sáng hay còn gọi là nhú mũi giáo, hoặc khoảng 15 ngày sau khi bón phân hữu cơ và kích rễ thì bà con cần tiến hành bón phân NPK có hàm lượng đạm cao cho cây như (30-10-10, 20-10-10, 20-20-15 ...), bà con cũng nên bón kết hợp với Humic hoặc fulvic nhằm giúp cây hấp thu dinh dưỡng đầy đủ. Khi cây đủ sức thì sẽ có những cơi đọt khỏe.

- Dinh dưỡng qua lá:

+ Khi cây nhú mũi giáo cũng là lúc bà con cần tiến hành phun hỗ trợ dinh dưỡng kéo cơi đọt, từ đó giúp lá khỏe và phát triển đồng loạt. Các loại phân bón cần thiết trong lúc này là Amino, rong biển. Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung trung vi lượng qua lá hoặc NPK dạng phân bón lá dòng 20 – 20 – 20, 15 – 30 – 15, …. Tuỳ tình hình của cây mà bà con phun 7-10 ngày/ lần hoặc 5 – 7 ngày/ lần, nếu cây bị bệnh bà con có thể kết hợp cùng với thuốc diệt sâu, rầy.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con Ba vấn đề quan trọng nhà vườn cần quan tâm khi chăm sóc cơi đọt cuối cho cây sầu riêng. Để cây đạt năng suất cao, bà con cần tuân thủ quy trình 5 bước xử lý ra hoa sầu riêng. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: