BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ: DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ: DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
Friday,
30/06/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê đang là vấn đề nhức nhối tại các nhà vườn hiện nay. Bệnh nấm hồng gây ra sự lây lan nhanh chóng và có thể gây thiệt hại lớn đến cây cà phê nếu không được kiểm soát, bệnh thường xảy giai trong giai đoạn mùa mưa. Chúng ta cùng tìm hiểu về dấu hiệu và cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê trong bài viết này nhé!

I. DẤU HIỆU CỦA BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ

1. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Do nấm Corticium salmonicolor Berkeley & Broome gây nên. Loại nấm này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, giai đoạn có nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ ẩm không khí cao (trên 85%). Thường bắt đầu gây hại vào tháng 6 – tháng 7, lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 sau đó giảm dần.

Đặc biệt đối với các vườn trồng cà phê với mật độ dày, cây che bóng quá rợp bệnh sẽ phát triển mạnh và có xu hướng lây lan nhanh hơn.

2. Dấu hiệu của bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Đầu tiên trên quả cành hay thân xuất hiện ở mặt dưới cành, cuống quả, quả những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này nhiều lên tạo thành một lớp phấn mỏng màu hồng đó là bào tử của nấm. Khi vết bệnh nặng sẽ có màu trắng xám và lan nhanh lên hết cành. Trên cành bệnh thường phát sinh từ phía dưới cành, trên quả là ở phần cuống quả, nơi tiếp xúc giữa 2 quả gần nhau.

Dau-hieu-cua-benh-nam-hong-tren-cay-ca-oheDấu hiệu của bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê thường gây hại trên chùm quả và cành non, tuy nhiên nếu không xử lý kịp thời bệnh có thể phát triển sang cả những cành lớn và thân chính. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu trắng nhìn như bụi phấn. Sau đó lan rộng thành mảng lớn, bề mặt có nhiều phấn hồng nhạt. Bệnh thường sinh trưởng ở các vị trí hay đọng nước, ít được chiếu sáng như kẽ quả, chùm quả, phần dưới cành… Sau một thời gian bệnh sẽ làm cho chùm quả, cành lá bị nhiễm bệnh trở nên khô héo, phủ nhiều bụi hồng (chính là bào tử nấm) và chết khô trên cây.

Bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên của cây. Còn trên vườn sẽ thấy xuất hiện ở những cây phía ngoài vườn hoặc những vùng có cây bị khuyết. Bệnh phát triển rất nhanh trên từng cây, tốc độ làm chết cành rất nhanh, nhưng khả năng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm.

Thời gian gây hại: Bệnh nấm hồng phát sinh từ tháng 6 – 7, cao điểm vào tháng 9 và chấm dứt vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 11).

3. Tác hại của bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Khi nảy mầm bào tử nấm hồng phát triển hệ rễ dạng sợi có vòi hút, cắm sâu vào mô cây hút chất dinh dưỡng, phá hủy mạch dẫn. Làm cản trở chất dinh dưỡng và nước truyền lên bên trên. Gặp điều kiện môi trường thuận lợi, nấm phát triển nhanh chóng, thành từng mảng lớn… làm cây kiệt quệ, vàng úa phần thân phía trên, lá và quả rụng nhiều cuối cùng cành bệnh sẽ bị chết khô. Đặc biệt thời điểm nấm hồng gây hại mạnh thường là giai đoạn cây nuôi trái. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm quả non rụng nhiều. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của vườn cà phê bị nhiễm bệnh.

Mặc dù bệnh lây sang cây khác thường chậm hơn so với lây lan trên các cành của cùng một cây, nhưng gặp điều kiện môi trường như gió, mưa, sâu bọ, các dụng cụ lao động thì sự lây lan của bệnh cũng khó kiểm soát hơn.

II. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ

- Sử dụng giống cây cà phê kháng bệnh: Một số giống cây cà phê đã được tạo ra để có khả năng chống lại bệnh nấm hồng trên cây cà phê, nhưng khả năng kháng bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nấm gây bệnh cụ thể.

- Giảm bớt ẩm độ trong tán lá và tăng cường ánh sáng trực xa cho vườn cây. Trồng cà phê với mật độ đúng quy định, loại bỏ những cành tăm, cành nằm khuất trong tán và cả cành bị sâu bệnh.

Cach-phong-tri-benh-nam-hong-tren-cay-ca-pheCách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê

- Quản lý vùng trồng cà phê: Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh cây cà phê bằng cách loại bỏ các lá cây cũ rơi xuống đất và các vật chất thối rữa khác. Điều này giúp giảm sự lây lan của nấm và giữ cho môi trường xung quanh cây khô ráo.

- Phân bố hệ thống thoát nước hợp lý cho vườn, giảm ẩm độ trong vườn vào mùa mưa để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh.

- Kiểm tra định kỳ và theo dõi: Quan sát cây cà phê thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nấm hồng. Nếu phát hiện bệnh, cần tiến hành xử lý.

- Sử dụng thuốc trừ nấm: Trong trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc trừ nấm có thể là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.

- Loại bỏ cành sâu bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy.

- Dọn sạch cỏ dại quanh gốc cà phê, đặc biệt là trước mùa mưa để giảm nguy cơ lây bệnh từ cỏ lên cây. Đồng thời việc làm này cũng tạo môi trường trường gốc cây thông thoáng, giảm nguy cơ nấm bệnh.

Vừa rồi chúng ta đã cùng điểm qua những dấu hiệu và cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê, đây là loại bệnh phổ biến gây hại nặng nề nếu không xử lý dứt điểm. Hy vọng bà con đã có thêm thông tin để phòng trừ hiệu quả, mang đến một vụ mùa bội thu. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: