-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH, TĂNG NĂNG SUẤT CÂY ĐIỀU
Wednesday,
01/09/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Cây điều là cây công nghiệp dài ngày và được xem là cây xóa đói giảm nghèo của người dân. Thu nhập từ cây điều ngày càng khả quan nên bà con nông dân đã chú trọng đến việc chăm sóc loại cây này. Để giúp cho việc thâm canh, tăng năng suất cây điều có hiệu quả cao bà con cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật như sau:
Tỉa cành tạo tán cho cây điều
Tỉa cành tạo tán cho cây điều
Điều lá cây ưa sáng nên chỉ những cành mọc bên ngoài, nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt trời thì mới cho hoa và cho trái. Riêng những cành bị khuất bên trong do thiếu sáng thì không có khả năng ra trái. Ngoài ra khi vườn điều ít được quan tâm chăm sóc tải cành tao tán, cây mọc rậm rạp thì rất dễ phát sinh sâu bệnh. Do đó, mỗi năm bà con cần tỉa cành tạo tán cho điều 2 lần:
Đợt 1: Bà con cần tiến hành ngay sau vụ thu hoạch, khoảng tháng 4 đến tháng 6 dương lịch, trước khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới. Thời điểm này tiến hành tỉa mạnh những cành chạm mặt đất, cành nằm phía trong tán, bị che bóng, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành giao tán.
Đợt 2: Bà con nên tiến hành vào tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Lần này chỉ cắt tỉa một số cành như: vệ sinh những cành nhỏ nằm trong tán, cành bị che bóng, cành sâu bệnh, cành vượt, tuyệt đối không tỉa cành có kích thước lớn, vì có thể làm cây chảy nhựa và ảnh hưởng ra hoa đậu quả.
Lưu ý khi cắt tỉa, bà con cần tỉa sát thân và cành để vết cắt liền sẹo, tránh tạo vết thương hở không liền sẹo, vì như thế sẽ là môi trường để nấm và sâu đục thân phát triển và gây hại cho cây.
Phân bón cho cây điều
Bón phân cho cây điều
Khi bón phân cho cây, bà con cần bón đầy đủ nhằm giúp cho cây ra đọt, cành nhiều, sinh trưởng, phát triển mạnh, cuối mùa mưa sẽ đủ sức ra hoa. Trong đó, bà con cần chú ý bón phân hữu cơ nhằm tăng cường độ mùn trong đất, điều này rất quan trọng trong sản xuất điều theo hướng bền vững.
Việc bón phân được chia làm 2 lần: lần 1 bón vào đầu mùa mưa và lần 2 vào cuối mùa mưa, mỗi lần bón 0,8-1,2 kg/cây phân NPK (19-13-8-5S; 20-20-15; 20-10-10; 19-16-8;...) và 3-6kg/cây phân HCVS (Trichomix ĐT, Đầu Trâu…).
Ngoài ra, bà con cũng cần bón thêm vôi bột từ 300-500kg/ha bằng cách rải đều trên toàn bộ mặt đất trước khi bón phân và đầu mùa mưa bà con cần rải xung quanh gốc và thân cây dưới 1,3m nhằm hạn chế sâu đục thân gây hại.
Đối với vườn có mối và sâu đục gốc nhiều thì ngay từ đầu mùa mưa bà con cần sử dụng kết hợp Tricho-BT + Daiphat rải quanh gốc để hạn chế các đối tượng gây hại rất hiệu quả.
Hỗ trợ ra hoa đậu trái và phòng trừ sâu bệnh hại
Phòng trừ sâu bệnh cho cây điều
- Xử lý rụng lá: Khi cây điều có hiện tượng bắt đầu rụng lá khoảng15- 20%, bà con cần sử dụng loại phân bón lá có chứa Thioure để xử lý rụng lá điều. Sau khi phun được 5-7 ngày lá điều rụng rất nhanh và đọt non sẽ xuất hiện.
- Xử lý ra bông và dưỡng bông điều: Khi chồi non được khoảng 5-7 lá, bà con cần tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa điều, thông thường bà con sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, trong khi đó đạm thấp như: Nutribloom 6-30-30; Feed-Vọt hoa điều 10-30-30… Bà con có thể phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Sau khi phun khoảng 10 ngày thì điều sẽ ra hoa đồng loạt. Để giúp chùm bông điều được kéo dài, nhiều bông, chùm bông to mập, hoa chín sớm, đồng đều, thụ phấn tốt, bà con cần bổ sung thêm Humat Vi Lượng THT.
- Hỗ trợ đậu trái: Khi chồi hoa vươn dài hết cỡ đến khi có 10-20% số hoa nở, bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá có chứa vi lượng Bo như Siêu Bo-Kẻm, Boron Điều THT…kết hợp với Humat vi lượng ĐTĐ giúp hoa tăng sức sống hạt phấn, chùm hoa lớn, hoa tươi lâu, kéo dài thời gian thụ phấn, hoa có nhiều tuyến mật ngọt thu hút côn trùng đến thụ phấn giúp hoa đậu nhiều trái hơn.
- Dưỡng trái điều: Lúc trái non bằng hạt đậu, ngón tay, để hạn chế hiện tượng khô rụng trái non, làm say trái, bà con phun Siêu Bo-Kẻm hoặc Boron Điều THT kết hợp Feed-đậu trái điều hoặc Nutrimax 10-5-45 hoặc 18-11-59.
Một số lưu ý trong thời gian cây điều ra hoa đậu trái
+ Cây điều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết và sâu bệnh gây hại trong thời kỳ ra hoa, đậu trái. Khi quan sát, bà con có thể thấy các loại sâu thường gây hại ở giai đoạn này như sâu ăn lá; bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục trái.. bệnh hại như: bệnh thán thư; cháy lá, khô bông điều… Ngoài ra, điều kiện thời tiết bất lợi như: sương mù, mưa dầm cũng dễ phát sinh dịch bệnh ở cây. Vì thế bà con cần kết hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh để phun nhằm hạn chế kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại.
Thuốc trừ sâu, khuyên dùng: Alfapathrin 10EC, SANRATOC (Anphatox 50EW), Daiphat 30WP, Chesone 300WP, Somethrin 10EC.
Thuốc trừ bệnh khuyên dùng: Mekongvil 5SC; Sạch nấm bệnh (Grandgold 80SC); Amisupertop 325 (Verygold 325SC);...
+ Khi phối trộn các loại thuốc để phun, bà con cần có sự tư vấn và hướng dẫn của các kỹ sư vì thực tế nếu 2 hoặc nhiều loại thuốc có hoạt chất phản ứng khi chúng ta phối trộn sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc.
+ Bà con nên xịt vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, hạn chế xịt lúc trời nắng gắt (Đặc biệt ở thời điểm điều đang nở hoa rộ nên xịt vào buổi chiều mát).
+ Nếu sau khi xịt thuốc xong gặp mưa hay trong quá trình ra hoa, đậu trái gặp mưa, bà con nên xịt lại trong thời gian gần nhất để hạn chế bông bị khô đen, trái non. Bà con lưu ý khi môi trường ẩm, sương mù thì nấm bệnh rất dễ phát triển. Khi đó cần có hướng khắc phục nhanh chóng.
+ Đặc biệt lưu ý: Nếu bà con qua sát thấy vườn đang có bệnh gây hại làm khô bông, khô trái non thì bà con chỉ nên sử dụng thuốc trừ bệnh để phun, không nên pha chung với các loại phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng chung để phun.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất
- Lễ Hội Sầu Riêng Krông Pắc lần 2 chính thức quay trở lại với loạt các hoạt động thú vị
- Vật tư Nông nghiệp Bích Trâm trưng bày 6 gian hàng tại Lễ Hội Sầu Riêng 2024