BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI HỢP LÝ ĐỂ CANH TÁC HIỆU QUẢ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI HỢP LÝ ĐỂ CANH TÁC HIỆU QUẢ
Sunday,
29/08/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Khi nhắc đến cỏ dại là người ta lại nghĩ đến những vị khách không mời mà tới và tìm cách hạn chế chúng bằng cách cắt, nhổ bỏ, hay phun thuốc… Những công việc như vậy tốn rất nhiều công sức và tiền bạc của người dân. Tuy nhiên, cỏ dại không đáng ghét đến vậy vì cỏ dại là một phần trong hệ sinh thái tự nhiên. Để tận dụng tối đa những lợi ích mà cỏ dại mang lại, bà con cần có biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý.

Những lợi ích mà cỏ dại mang lại

 

nhung-loi-ich-ma-co-dai-mang-lai

Những lợi ích mà cỏ dại mang lại

Cỏ dại ngoài việc giúp cân bằng hệ sinh thái cho đất còn có thể được dùng làm cây chủ cho các sinh vật có lợi trong vườn. Cỏ dại giúp phân tán tuyến trùng ra khắp vườn thay vì chỉ tập trung vài rễ cây. Một số vườn có độ dốc, cỏ dại giúp chống xối mòn cho đất một cách hiệu quả.

Nhiều loại cỏ dại còn được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc thậm chí làm thực phẩm cho con người. Riêng một số loài còn được dùng làm thuốc.

Khi được dùng làm phân bón, cỏ dại cung cấp chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc của đất.

Thảm cỏ dại trong vườn cây ăn trái có tác dụng giữ ẩm cho đất trong mùa hè và giúp chống xói mòn cho đất vào mùa mưa. Không những thế, cỏ dại còn giúp cho bộ rễ của cây ăn quả có múi hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.

Việc trồng cỏ dại trong vườn giúp cây đạt năng suất cao hơn, tuổi thọ cây cũng kéo dài hơn, đất màu mỡ hơn so với những vườn cây thiếu thảm cỏ dại.

Để cỏ dại phát huy tác dụng tốt nhất, bà con cần chọn loại cỏ phù hợp cho vườn nhà mình và có biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý như sau:

bien-phap-quan-ly-co-dai-hop-ly

Biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý

Nhổ cỏ có lựa chọn: bà con cần loại bỏ các loại cỏ dại có rễ cứng hay cạnh tranh dinh dưỡng với cây, chỉ giữ lại cỏ làm nơi cư trú cho thiên địch.

Bà con cũng chỉ cắt bớt cỏ có ích khi chúng mọc quá cao, vào mùa nắng bà con không làm sạch cỏ, chỉ cần cắt cỏ 2-3 lần. Đến mùa mưa, bà con cũng lưu ý không sử dụng thuốc trừ cỏ hoá học trong vườn cây ăn trái.

Sau khi cắt cỏ, bà con nên rải thêm một lớp Trichoderma trên lớp cỏ vừa phủ xuống để giúp đẩy nhanh tốc độ phân hủy hữu cơ.

Bà con cũng nên giữ lại các loại cỏ họ cúc, họ đậu để hạn chế tuyến trùng và giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất. Bà con cần trồng các loại cỏ có lợi như lạc dại, rau trai, linh lăng, sao nhái để giữ ẩm cho đất và thu hút thiên địch về vườn.

Nếu có vật nuôi, bà con có thể trồng xen canh các loại cỏ Ruzi, Ghine,… trong vườn cây ăn trái để vừa bảo vệ đất, vừa làm thức ăn cho gia súc chăn nuôi.

Khi trong vườn bà con có trồng cây rau màu hay trồng hoa thì bà con nên dùng các vật liệu che phủ như rơm rạ, thân bã thực vật, hoặc màng nilon để che phủ lên mặt đất trồng, hạn chế cỏ dại không mong muốn và giảm xói mòn.

Vậy để giúp cân bằng hệ sinh thái trong vườn, chống xói mòn, giữ ẩm cho đất và hạn chế tối đa sâu bệnh cho cây trồng, bà con cần duy trì thảm thực vật cỏ dại và có biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý để vườn cây của mình luôn xanh tốt, mang lại năng suất cao cho nông hộ.

Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: