-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH CHĂM SÓC KHI CÂY BƠ RA HOA ĐẢM BẢO ĐẬU TRÁI CAO
Monday,
27/03/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Việc chăm sóc cây bơ trong thời kì ra hoa, đậu quả luôn là chủ đề được bà con quan tâm. Giai đoạn làm bông là thời điểm mà các chùm hoa của cây bơ bắt đầu nở ra. Đây là thời điểm quan trọng để tạo ra hoa thụ phấn tốt và thu hoạch được nhiều trái bơ chất lượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chăm sóc cây bơ trong giai đoạn ra hoa đảm bảo tỷ lệ đậu trái cao nhé!
I. BÓN PHÂN GIAI ĐOẠN CÂY BƠ RA HOA, LÀM BÔNG VÀ NUÔI TRÁI
1. Giai đoạn cây bơ ra hoa
Sau thu hoạch và đã làm vệ sinh vườn cây, dọn sạch cỏ dại xung quanh vùng rễ cây, cắt tỉa tạo cho tán thông thoáng, loại bỏ cành sâu bệnh, nếu đất chua nên bón vôi xung quanh gốc. Cần tiến hành các biện pháp siết nước (cắt nước, không tưới nước cho cây), bắt cây chuyển từ trạng thái sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Bất kỳ cây ăn quả nào khi chuyển giai đoạn sinh dưỡng sang sinh thực(ra hoa) đều cần tác động Stress cây, một trong những cách tiết kiệm chi phí đó là siết nước.
Sau khi kết thúc ngủ nghỉ cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, lúc này chúng ta cần quan sát màu sắc lá, độ dày lá. Khi cành mẹ đạt độ già hóa – thành thục là lúc tác động điều tiết ra hoa cho cây.
Trước khi cây bơ ra hoa cần bón phân để phân hóa mầm hoa và giúp cây hồi phục
Trước khi cây bơ ra hoa (giai đoạn nhú cựa gà): từ 20 ngày đến 1 tháng, tiến hành bón phân lần 2 nhằm phục hồi, phân hóa mầm hoa bơ với hàm lượng phân như sau: 0,2 – 0,3kg phân Ure + 0,5kg lân và 0,2kg Clorua Kali, trong đó, lân chúng ta bón riêng để tránh sự tương tác giữa lân và Ure, ta có thể trộn chung Ure và Clorua Kali để bón 1 lần. Khi hoa ra đều, ta có thể phun Kali Nitrat giúp hoa bung đều.
Đối với những loại bơ phải rụng lá mới ra hoa thì ta phải phun phân bón lá điều hòa dinh dưỡng gồm phân Ure và KNO3 với tỉ lệ 3 – 4/1000.
Giai đoạn cây bơ ra hoa, thụ phấn, lá non phát triển thì ta bắt đầu quan sát cây, nếu thấy cây đủ dinh dưỡng thì chỉ cần tưới nước, nếu cây thiếu dinh dưỡng thì tiến hành phun phân bón lá.
Khi cây bật mầm hoa: không bón phân gốc.
2. Khi cây bơ đã đậu trái
Sau khi trái đậu đều, to bằng chiếc đũa, ta bón thúc trái lần 1 gồm: 0,3 –0,5kg phân Ure + 0,2 kg Super lân và 0,3kg Kali.
Cây bơ đậu trái cần được bón thúc để tránh tình trạng rụng trái non
Phân đơn ta nên bón thêm vôi và phân vi lượng với hàm lượng từ 0,5 – 1kg vôi/năm/cây, thường nên bón vào đầu mùa mưa và trước gia đoạn làm hoa. Kết hợp với lần bón phân thứ 1 khi chuẩn bị ra đọt và lần 3 sau khi đậu trái, ta bón kết hợp: 4 5kg Sunfat kẽm + 5 – 6kg Sunfat Magie và 6- 7 kg phorat. Ba loại phân này rất quan trọng cho cây: hạn chế lá bị dị dạng ảnh hưởng đến việc đậu trái. Những năm thứ 9, 10 năng suất tăng, chúng ta bón tăng từ 20 – 30% lượng phân vừa được khuyến cáo trên.
Hiện nay, nông dân chuộng sử dụng phân NPK chuyên dùng hơn là phân đơn, khi đó chúng ta cần lưu ý như sau:
Sau khi thu hoạch: sau khi làm vệ sinh cây bơ xong, phần gốc cây, ta bón NPK thúc mầm với tỉ lệ: 18:12:8 hoặc 20:20:10 sau đó tưới nước, giữ ẩm cho cây.
Phần trên thân cây: dùng phân bón lá giàu hữu cơ và vi lượng, bón từ 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
Khi ngồng hoa ra đều, đạt, chuẩn bị nở: bón NPK thúc hoa + tăng đậu trái với công thức: 7:17:12 TE, sau bón tưới nước đều.
Khi hoa đã đậu, quả đã bám: bón NPK chuyên dùng có hàm lượng kali cao hơn, khuyến khích dùng theo tỉ lệ: 14:10: 17 TE kết hợp phun phân bón lá.
Thời kỳ cây bơ mới đậu trái không nên lạm dụng quá nhiều vào thuốc hoá học
Việc sử dụng thuốc hóa học trong thời kỳ ra hoa thì không nên vì cây bơ thụ phấn nhờ vào côn trùng. Khi thấy bơ có hiện tượng lớn nhanh, nứt trái ta phun phân bón lá giàu canxi, canxi clorua giúp trái đều, vỏ cây chắc, phẩm cách và chất lượng trái cao hơn.
II. LÀM BÔNG ĐỂ CÂY BƠ CÓ NĂNG SUẤT
Những lưu ý, giải pháp dinh dưỡng cho cây bơ khi làm bông để cây bơ có năng suất cao và bền vững.
Cần lưu ý 2 vấn đề:
1. Nước tưới
- Trong giai đoạn cây bơ làm bông, nước tưới cần phải đảm bảo đủ để giúp cây duy trì quá trình sinh trưởng và phát triển hoa. Tuy nhiên, cần phải hạn chế tối đa việc tưới quá nhiều để tránh gây ra tình trạng thừa nước và ảnh hưởng đến quá trình làm bông của cây.
- Thời điểm tưới nước cũng cần phải được quan tâm đến. Trong giai đoạn cây bơ làm hoa, cần tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn, khi thời tiết mát mẻ và không gắt gao để giảm thiểu sự bay hơi nước.
- Trong giai đoạn ra hoa, cây rất nhạy cảm, cần độ ẩm vừa đủ, không nhiều, nếu nhiều sẽ gây ra hiện tượng rụng hoa, không đậu quả.
- Cây bơ cần độ ẩm thấp nhưng không quá thấp, vừa phải, kết hợp tưới nước nhiều lần, có thể từ 10 – 15 ngày/lần, đối với cây bơ trong giai đoạn kinh doanh thì cần lượng nước từ 150 – 200 lít/gốc/lần, tưới 3- 4 lần/năm.
2. Dinh dưỡng
- Cân đối lượng phân bón NPK, không quá cao, đọt bị chùn và hoa sẽ không ra được, nên theo tỉ lệ: 2:1:1 hoặc 1:1:1
- Cây bơ trong giai đoạn đang kinh doanh nên bón từ 3 – 4 đợt/năm, 1 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa, khi bón phân ta có thể tạo bồn hay làm rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm, sau đó lấp đất lại và tưới giúp rễ hấp thụ phân tốt hơn.
Cây bơ trong giai đoạn kinh doanh cần bón phân từ 3 – 4 đợt trong 1 năm
- Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các nấm bệnh trên cây bơ làm cây cho năng suất thấp như thối rễ, ghẻ ở vỏ.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bà con đã hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc khi cây bơ ra hoa để đảm bảo đậu trái cao. Việc chăm sóc cây bơ đúng cách trong giai đoạn ra hoa, đậu trái sẽ giúp nâng cao hiệu quả, năng suất cho vụ mùa. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất
- Lễ Hội Sầu Riêng Krông Pắc lần 2 chính thức quay trở lại với loạt các hoạt động thú vị
- Vật tư Nông nghiệp Bích Trâm trưng bày 6 gian hàng tại Lễ Hội Sầu Riêng 2024