-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH CHĂM SÓC CÂY BƠ Ở THỜI KỲ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI
Saturday,
02/10/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Bơ là loại cây ăn quả được trồng tại một số vùng miền khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên, để cây bơ đạt được năng suất cao và cho chất lượng quả tốt thì chỉ có vùng đất đỏ Bazan tại Tây Nguyên là vùng thích hợp hơn cả. Nhằm giúp cây đạt năng suất cao, bà con nông dân cần lưu ý kỹ thuật chăm sóc cây bơ thời kỳ ra hoa và đậu trái.
Vệ sinh vườn sau khi thu hoạch
Tỉa cành cho cây bơ
- Sau khi thu hoạch, bà con cần cắt tỉa cành già, cành bị sâu bệnh, cành bị che khuất. Sau đó tiến hành vệ sinh vườn sạch sẽ để tránh mầm bệnh lây lan trong vườn.
Bón phân và tưới nước cho cây
Bón phân cho cây bơ
Để vườn bơ cho năng suất cao, bà con cần lưu ý chăm sóc cây trong thời gian cây ra bông và nuôi trái theo cách sau:
Sau khi thu hoạch bơ và vệ sinh vườn, bà con bón từ 4 đến 6 kg SA cùng với 0,5 kg Super Lân tiếp đến bà con tưới nước để cho cây có đủ dinh dưỡng nuôi hoa.
Vào thời điểm trước khi cây ra hoa khoảng 20 ngày, bà con tiến hành bón phân lần 2 là để phục hồi và phân hóa mầm hoa bơ với hàm lượng phân như sau: 0,2 kg Urê + 0,5 kg lân + 0,2 kg clorua Kali.
Lưu ý: khi bón phân Lân, bà con cần phải bón riêng, cách ly hai loại phân trên nhằm mục đích là giảm sự tương tác giữa hai loại phân Urê và Lân.
Khi cây bơ bắt đầu trổ hoa, bà con cần lưu ý nếu nhận thấy tỷ lệ ra bông không đồng đều, bà con cần bổ sung thêm kali nitrat để bông có thể ra đều hơn.
(Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống bơ rụng lá rồi mới ra hoa, ví dụ như bơ Tứ Quý. Đối với những giống bơ này, bà con nên phun phân bón lá để điều chỉnh dinh dưỡng giữa Urê với KNO3 theo tỉ lệ sau: 3-4/1000.)
Khi cây bơ bước vào giai đoạn ra hoa và thụ phấn, lá non bắt đầu phát triển mạnh. Lúc này, bà con cần theo dõi xem bơ có đủ dinh dưỡng hay không, nếu quan sát thấy bơ yếu đi, màu sắc lá ngã qua màu hơi vàng thì chúng ta cần tưới nước thường xuyên, kết hợp bổ sung thêm phân bón lá. Thời gian phun phân bón lá thích hợp nhất là vào khoảng chiều muộn.
Thời điểm khi cây mọc mầm là lúc bà con nên hạn chế bón phân ở gốc vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của cây.
Đến khi trái to bằng chiếc đũa thì bà con nên tiến hành bón thúc cho cây bơ với hàm lượng phân như sau: 0,3 đến 0,5kg phân urê + 0,2kg phân Super lân + 0,3 kg kali.
Vào thời điểm trước thu hoạch, bà con cũng nên bón thêm 0,2 đến 0,3 kg urê + 0,3 đến 0,4 kg Kali Clorua, đối với những vùng đất sở hữu thổ nhưỡng Bazan thì thường nghèo vi lượng, bà con cần phải bón phân thêm 0,5 đến 1 kg phân vi lượng thời điểm đầu mùa mưa và trước khi cây ra hoa.
Khi cây đã đậu trái thì bà con nên bón phân bổ sung thêm từ 4 cho đến 5 sunfat kẽm + từ 5 cho đến 6 kg sunfat Magiê và từ 6 cho đến 7 kg Photpho.
Phần lớn bà con nông dân ở 5 tỉnh Tây Nguyên rất hay sử dụng phân NPK để bón thì cần bón với quy cách như sau:
Sau khi thu hoạch bơ, bà con bón phân NPK với tỉ lệ18:12:8 hoặc 20:20:12 TE, sau đó tưới nước để giữ ẩm cho cây.
Bón phân hữu cơ và vi sinh hai lần và mỗi lần cách nhau 10 ngày.
Sau khi cây bơ đã ra hoa đều, cây có hiện tượng chuẩn bị đậu trái bà con nên Bón thúc NPK theo công thức sau: 7:17:12 TE, sau đó tưới nước đều đặn để khả năng đậu trái của cây cao hơn.
Đến khi cây bơ đậu trái, bà con cần bón NPK có hàm lượng Kali cao: 14:10:17 TE, lúc bón phân bà con cần kết hợp với phân bón lá để quả bơ đạt chất lượng tốt.
Trong trường hợp quả bơ có hiện tượng nứt trái thì bà con nên phun phân bón lá có chứa nhiều Canxi, Canxi CoLorua để trái bơ có phẩm chất và bề ngoài tốt nhất.
Lưu ý: Trong thời gian cây bơ ra bông, bà con tránh phun thuốc hóa học vì cây bơ thụ phấn nhờ vào hệ thống côn trùng sống trong tự nhiên. Việc phun thuốc hóa học làm cho côn trùng thụ phấn cho cây rời đi, ảnh hưởng đến việc thụ phấn của cây.
Trên đây là nội dung hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây bơ thời kỳ ra hoa và đậu trái. Hy vọng bà con sẽ áp dụng cho vườn nhà mình để có 1 mùa bơ bội thu.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất