-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
[CẬP NHẬT MỚI NHẤT] DƯỠNG LÁ, DƯỠNG TRÁI CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI
Thursday,
15/06/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Dưỡng lá, dưỡng trái cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái là tiến trình quan trọng, quyết định tới chất lượng và năng suất sầu riêng. Dựa theo tình hình thực tế, Nông dược Bích Trâm sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức chung về dưỡng lá, dưỡng trái cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái, đặc biệt là một số lưu ý trong thời gian giữa tháng 6/2023 này.
1. TẠI SAO CẦN QUAN TÂM ĐẶC BIỆT ĐẾN VẤN ĐỀ DƯỠNG LÁ, DƯỠNG TRÁI SẦU RIÊNG TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI?
1.1. Vấn đề dưỡng lá sầu riêng
Năm nay khí hậu Tây Nguyên diễn ra theo kiểu ''mưa rừng nhiệt đới'', nghĩa là mưa dông nhiều mà nhiệt độ lại cao nên cây đi đọt rất mạnh. Đứng trước vấn đề này, bà con phải sử dụng nhiều sản phẩm để hãm đọt, chặn đọt, đốt đọt; việc này đang và sẽ gây tổn hại rất nhiều cho bộ lá của cây sầu riêng.
Dưỡng lá, dưỡng trái sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái
Mặt khác, dù bất kỳ trong trường hợp nào, muốn cây sầu riêng giữ được trái, nuôi được trái đến khi thu hoạch thì việc bảo vệ bộ lá trưởng thành là quan trọng nhất. Lá yếu, lá già rụng, lá già giảm chất lượng đồng nghĩa với thất bại.
Càng về cuối vụ, tốc độ trái cần lớn nhanh. Từ xả nhụy đến 45 ngày tuổi, trọng lượng trái chỉ chiếm 10% trọng lượng thương phẩm. Từ 55 ngày tuổi đến 110 ngày tuổi, trọng lượng trái chiếm 80% trọng lượng thương phẩm. Phân bón, nước chỉ là một phần nguyên liệu đầu vào của “nhà máy cây trồng”, giàn lá mới là dây chuyền sản xuất ra thức ăn để nuôi trái từ các nguyên liệu nước, khoáng, khí CO2… Dàn lá đã yếu, kém chất lượng thì cũng giống như nhà máy bị hư hỏng dây chuyền, nguyên liệu có đưa về nhiều cũng lãng phí.
1.2. Vì sao nên phun định kỳ các sản phẩm dưỡng trái sầu riêng?
Vỏ của quả sầu riêng cũng có màu xanh, có diệp lục tố như lá nên vỏ sầu riêng cũng có khả năng hấp thụ dinh dưỡng và có thể quang hợp như lá.
1.3. Phòng trừ nấm, khuẩn định kỳ để bảo vệ bộ lá, trái trong năm 2023
Mưa giông lớn kết hợp trời ấm là điều kiện lý tưởng nhất cho nấm khuẩn vùng ''nhiệt đới'' bùng phát gây hại. Mặt khác, mưa nhiều, mưa lớn gây tổn thương cho lá, gai trái. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm khuẩn xâm nhập gây hại.
2. KỸ THUẬT DƯỠNG LÁ, DƯỠNG TRÁI VÀ PHÒNG TRỪ NẤM, KHUẨN ĐỊNH KỲ TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG
2.1. Kỹ thuật dưỡng lá trong giai đoạn nuôi trái sầu riêng
Thực tế cho thấy, nhiều bà con chặn đọt, đốt đọt bằng sản phẩm ra hoa xanh nặng liều, điều này làm giàn lá suy yếu. Để dưỡng lá trong giai đoạn nuôi trái, cần sử dụng bộ công thức dưỡng lá như sau để làm già lá nhanh, không xuống lá.
Kỹ thuật dưỡng lá, dưỡng trái và phòng trừ nấm khuẩn giai đoạn nuôi trái sầu riêng
250ml PK500 + 250ml Cofoli Amino + 100gram Lithovit Boron + 100gram dưỡng lá, pha 200 lít nước (chỉ phun qua lá).
2.2. Kỹ thuật dưỡng trái trong giai đoạn nuôi trái sầu riêng
Để dưỡng trái, nuôi lớn trái và làm dai cuống trái, bà con lưu ý áp dụng bộ công thức như sau:
250ml Canxibo + 100gram chỉnh trái (Afotech) + 25 gram Combi (Afotech) + 250gram 18.18.18 pha 200 lít nước.
2.3. Cách phòng trừ nấm, khuẩn định kỳ trong giai đoạn nuôi trái sầu riêng
Có 4 biện pháp cơ bản để quản lý, phòng trừ bệnh nấm, khuẩn cho sầu riêng như sau:
- Thường xuyên thăm vườn để kiểm tra các vị trí đất thoát nước kém. Nếu có vùng thoát nước kém, cần khai thông ngay, tránh tình trạng đọng nước kéo dài.
- Các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh cần được xử lý tiêu hủy. Không được để ngoài vườn sẽ làm cho nấm bệnh dễ phát tán.
- Cắt tỉa cành tạo cho vườn cây thông thoáng, nhất là những cành nằm sát đất.
- Bộ công thức phòng trừ nấm định kỳ: 55gram Poner + 500ml Cotrihex + 125ml The Rice Star pha 200 lít phun phủ cây.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật dưỡng lá, dưỡng trái sầu riêng và phòng trừ nấm, khuẩn định kỳ trong giai đoạn nuôi trái. Hy vọng với những thông tin trên, bà con có thể áp dụng một cách hiệu quả, giúp cây sầu riêng đạt năng suất tốt hơn. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
Bài viết được tư vấn và biên soạn bởi đội ngũ kỹ thuật cây trồng VTNN Bích Trâm
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất