CÂY SẦU RIÊNG BỊ THỐI GỐC CHẢY MỦ: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

CÂY SẦU RIÊNG BỊ THỐI GỐC CHẢY MỦ: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Tuesday,
18/07/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhà vườn. Tuy nhiên, nhà vườn trồng sầu riêng luôn đối mặt với rất nhiều loại sâu bệnh tấn công vườn sầu riêng, đặc biệt cây sầu riêng bị thối gốc chảy mủ là bệnh đang mang nhiều nỗi lo cho nhiều bà con hiện nay. Vậy cây sầu riêng bị thối gốc chảy mủ, nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị như thế nào? Bà con cùng Nông dược Bích Trâm tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. NGUYÊN NHÂN CÂY SẦU RIÊNG BỊ THỐI GỐC CHẢY MỦ

Cây cũng giống như người, khi đề kháng kém thì bệnh dễ tấn công. Những cây sầu riêng bệnh thường do bón phân không cân đối, bón nhiều phân hóa học… Bệnh thối gốc xì mủ chủ yếu là do nấm Phytophthora gây ra, loại nấm này phát triển tháng mưa, khi vừa chuyển sang mùa khô, trời lạnh thì bệnh xuất hiện trên thân. Cây sầu riêng rất nhạy cảm với thời tiết, gặp yếu tố bất lợi thì bệnh phát triển rất nhanh.

Phương thức lan truyền nguồn bệnh: Nấm Phytophthora sp. thường lưu tồn trong đất, có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện bất lợi. Sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác lá thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi gặp điều kiện thuận lợi như gió to, mưa nhiều nấm sẽ lây lan, phát triển mạnh. Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn.

Nguyen-nhan-cay-sau-rieng-bi-thoi-goc-chay-muNguyên nhân cây sầu riêng bị thối gốc chảy mủ

- Nguồn bệnh trong vườn: Ở miền Đông và Tây Nguyên, phần lớn các vườn sầu riêng được trồng trên các vườn hồ tiêu cũ. Khi trồng mới sầu riêng bà con không tiến hành xử lý đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng ở trong đất không bị tiêu diệt. Chúng tiếp tục phát triển gây hại lên cây sầu riêng. Miền Tây thì tàn dư thực vật nhiễm bệnh bỏ trong mương vườn, bệnh lây lan qua nước tưới, dòng chảy mương vườn.

- Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa: Nấm Phytophthora xâm nhiễm rễ cây bằng động bào tử có roi bơi được trong nước, mùi rễ cây ngập nước hấp dẫn chúng đến tấn công và lây lan khắp nơi. Rễ cây bị ngập thiếu oxy để hô hấp, chất độc tích lũy trong đất lâu ngày làm rễ bị ngộ độc và suy yếu, dễ bị nấm tấn công. Miền Đông mô trồng là mô âm dễ bị úng rễ khi mưa nhiều.

- Đất trồng thiếu phân hữu cơ. Chủ vườn bón nhiều phân hóa học thời gian dài làm đất bị chua, đất dẽ chặt. Vi sinh vật có lợi ít, pH thấp hơn 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CÂY SẦU RIÊNG BỊ THỐI GỐC CHẢY MỦ

Để phòng bệnh thối gốc chảy mủ thì bà con nông dân phải áp dụng quy trình canh tác bền vững, mô đất trồng cao ráo, bón nhiều phân hữu cơ… Khi cây bị bệnh xì mủ, tùy mức độ nặng nhẹ mà áp dụng cách điều trị.

1. Biện pháp phòng trừ

Nguyên tắc phòng trừ bệnh là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.

- Trồng cây với mật độ thích hợp tùy theo giống.

- Lên luống theo hướng đông tây để từng cây đón nắng cả ngày.

- hông đào hố trồng mà nên trồng lên luống, kê cao gốc để đảm bảo rễ khô ráo sau mưa hoặc tưới. Nên quét vôi thân sát đất.

- Không đóng tủ gốc trong mùa mưa và cần có hệ thống thoát nước tốt.

- Không tưới trực tiếp vào thân cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ tưới phần đất xung quanh tán cây để giữ cho gốc cây khô ráo.

- Cắt những cành đã quét đất (sẽ bị sây sát khi gặp gió và dễ bị nhiễm bệnh), tỉa những cành sâu bệnh trong mùa mưa để vườn được thông thoáng.

Phuong-phap-dieu-tri-cay-sau-ring-bi-thoi-goc-chay-muPhương pháp điều trị cây sầu riêng bị thối gốc chảy mủ

- Bón phân hữu cơ hoai mục và ủ với nấm Trichoderma sp. nấm đối kháng càng tốt. Lưu ý bón phân cân đối, vừa đủ, không thừa đạm.

- Bón vôi hoặc Canxi nitrat để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cây. Sử dụng phân bón để cung cấp các vi lượng cần thiết giúp tăng sức đề kháng và chống chịu cho trái.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cây ăn trái để phát hiện những cây bị bệnh để xử lý kịp thời.

2. Xử lý cây bị bệnh

- Khi phát hiện cây bị bệnh, dùng dao cắt bỏ hết vỏ và gỗ bị nhiễm bệnh (nhiễm sắc đồ).

- Sau đó dùng thuốc quét, bôi (thuốc chuyên dùng chữa trị thối gốc chảy mủ) quét lên chỗ bị bong tróc. Nên kết hợp thuốc phun toàn bộ cây và gốc để đề phòng.

- Ngoài ra, sử dụng nấm đối kháng với nấm phyptopthora là Trichoderma để tiêu diệt nấm bệnh gây hại đối với cây trồng. Trichoderma giúp ngăn chặn, phá vỡ vách tế bào và tiêu diệt các chủng nấm xâm nhập gây hại vùng rễ, thân, lá của cây.

- Đồng thời phun phòng cho những cây lân cận gần cây bệnh để tránh lây lan. Trong mùa mưa, việc chủ động phun thuốc phòng trừ sẽ giúp giảm chi phí phòng trừ.

Vừa rồi chúng ta đã cùng điểm qua những nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh sầu riêng bị thối gốc chảy mủ. Sầu riêng bị thối gốc chảy mủ là bệnh thật sự nguy hiểm đối với vườn sầu riêng, bà con hãy chủ động trong việc phòng trị bệnh để giúp vườn sầu riêng có thể phát triển tốt nhất. Kính chúc bà con dồi dào sức khỏe, được mùa, trúng giá.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: