CÓ NÊN XEN CANH TRONG VƯỜN SẦU RIÊNG KHÔNG?

CÓ NÊN XEN CANH TRONG VƯỜN SẦU RIÊNG KHÔNG?
Sunday,
16/07/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Cây sầu riêng là loại cây ăn quả hiện đang được bà con nông dân ưa chuộng bởi những hiệu quả kinh tế mang lại. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch lần đầu phải từ 4 - 5 năm sau trồng. Từ đó một số nhà vườn trồng xen canh trong vườn sầu riêng con cây trồng khác hoặc trồng sầu riêng vào vườn cây có sẵn để chuyển đổi cây trồng. Việc trồng xen canh trong vườn sầu riêng có nên không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trồng cây kết hợp trong vườn hiện nay đang là xu hướng tất yếu, nhằm gia tăng giá trị sản xuất và hạn chế tối đa rủi ro khi giá cả thị trường không ổn định. Nắm bắt được thị hiếu đó, người trồng đã ứng dụng phương pháp trồng xen cây “lấy ngắn nuôi dài” trong khi chờ sầu riêng ra quả.

I. YÊU CẦU KHI TRỒNG XEN CANH TRONG VƯỜN SẦU RIÊNG

Để mô hình trồng xen cây đạt chất lượng cao bà con phải đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc sau:

Yeu-cau-khi-trong-xen-canh-trong-vuon-sau-riengYêu cầu khi trồng xen canh trong vườn sầu riêng

- Yêu cầu về chế độ chăm bón của từng loại là khác nhau, để phát triển tốt cần quy trình bón phân riêng biệt, phù hợp với đặc tính của cây.

- Phải thường xuyên tỉa cành, bón phân để vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại tấn công.

- Chú ý về mật độ trồng, không nên trồng quá dày, rập bóng làm cho cả hai cây úa vàng do thiếu ánh sáng.

II. ƯU ĐIỂM KHI TRỒNG XEN CANH TRONG VƯỜN SẦU RIÊNG

Phương pháp trồng xen cây trong vườn giúp tăng thu nhập, giải quyết nhiều nỗi lo mà nhà nông đang gặp phải. Một số ưu điểm của sự kết hợp này như:

- Giảm thiểu được tối đa biến động giá trên thị trường, hạn chế việc một nhà vườn trồng cùng một loại quả với diện tích lớn.

- Trong khoảng thời gian chờ thu hoạch sầu riêng, người dân tận dụng đất để trồng cây khác cho kết quả nhanh, tăng trưởng kinh tế vượt bậc.

- Thiết kế vườn sầu riêng tạo một hệ sinh thái cân bằng, bền vững giữa cây cối và các sinh vật liên quan. Vào mùa khô, nhiệt độ tăng cao, tầng lá sầu riêng sẽ “che chắn” bớt  ánh nắng cho cây ở bên dưới.

- Khi bón phân chất dinh dưỡng sẽ thấm vào đất, cây khác cũng được hưởng một phần. Bên cạnh đó, việc trồng kết hợp với kỹ thuật tỉa cành tốt, dù diện tích đất hạn chế nhưng giá trị kinh tế cũng được cải thiện đáng kể.

III. CÁC KIỂU TRỒNG XEN CANH TRONG VƯỜN SẦU RIÊNG

1. Trồng xen canh cùng lúc

Là trồng cùng lúc sầu riêng và giống cây trồng khác (cam, ổi, mít, bơ,…) trên mảnh đất.

Đặc điểm:

- Cây trồng xen là có thời gian cho trái sớm hơn cây sầu riêng nhiều (1 năm có thu hoạch).

- Trồng cùng lúc nên cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng là không đáng kể trong năm đầu. Cây trồng xen lớn nhanh hơn nên sẽ lan rễ sớm và cạnh tranh dinh dưỡng cũng như ánh sáng (mít, chuối,…).

- Thời điểm canh tác khác nhau dẫn đến bón phân, phun thuốc không đồng nhất (cây trồng xen nuôi trái, cây sầu riêng nuôi thân cành…).

2. Trồng xen canh sau khi trồng sầu riêng

Là trồng sau khi đã trồng sầu riêng được thời gian.

Cac-kieu-trong-xen-canh-trong-vuon-sau-riengCác kiểu trồng xen canh trong vườn sầu riêng

Đặc điểm:

- Kiểu này ít được áp dụng nếu trồng cây ăn trái vì giá trị cây sầu riêng lớn hơn nên sẽ không cần thiết xen cây ăn trái khác vào cạnh tranh dinh dưỡng.

- Có thể trồng xen bằng cây rau màu để tăng thu nhập, tuy vậy việc cào xới đất có thể ảnh hưởng rễ lan của sầu riêng.

- Chuyển đổi sang cây trồng khác do sầu riêng lão, chết.

3. Trồng xen canh sau cây trồng khác

Là trồng sầu riêng con vào giữa vườn canh tác hiện tại (vườn cam, bưởi, sầu riêng giống cũ,…)

Đặc điểm:

- Có nguồn thu nhập hiện tại từ cây lớn để chờ cây sầu riêng lớn.

- Đất có cây che phủ không quá khô nóng đối với sầu riêng con.

- Rễ của cây lớn đã lan khắp vườn sẽ cạnh tranh mạnh làm cây sầu riêng con chậm lớn.

- Áp lực sâu bệnh từ cây hiện có ảnh hưởng mạnh đến sự non yếu của cây mới trồng.

- Không gian hẹp, ít ánh sáng dẫn đến cây sầu riêng dễ bị lép tàn hoặc bị vống cao làm cành thưa và mảnh.

IV. MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG XEN CANH TRONG VƯỜN SẦU RIÊNG

Trồng sầu riêng kết hợp với cây khác mang đến nhiều lợi nhuận, tăng sản lượng tuy nhiên không phải cây nào cũng áp dụng được. Một số loại quả, nông sản được khuyên xen canh như chuối, cây có múi (cam, bưởi, quýt,…), cà phê, tiêu, măng cụt, cây họ đậu, rau màu,...

Lưu ý: Mô hình xen cây là một hướng phát triển bền vững mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, bà con cần cân nhắc điều kiện hiện có tại địa phương, khí hậu và nhu cầu cũng như nguồn lực kinh tế của mình để chọn cây phù hợp.

1. Trồng sầu riêng kết hợp với chuối

Kỹ thuật xen canh trong vườn sầu riêng với chuối được nhiều người làm vì nó dễ trồng, ít sâu bệnh tấn công, cản gió bảo vệ cây. Chuối là loại cây cho thu hoạch nhanh, các bộ phận trên cây đều tận dụng được. Bên cạnh đó, chuối sau khi chặt buồng có thể dùng lá để tủ gốc cây con làm xốp đất, tránh cỏ mọc, giữ nước và che chắn khi nắng ngắt tạo điều kiện cho cây tăng trưởng nhanh nhất. Sau khi sầu riêng đến thời điểm thu hoạch, nông dân cũng dễ dàng chặt bỏ đi những cây chuối để tối đa diện tích đất trồng.

Mo-hinh-trong-xen-canh-trong-vuon-sau-riengMô hình trồng xen canh trong vườn sầu riêng

Một vụ mùa khoảng 9 – 12 tháng tùy giống cũng khá cuốn hút cho trồng xen, tuy vậy rễ chuối ăn lan rất mạnh, khó diệt gốc chuối cũng như khả năng đổ ngã cao vào mùa mưa gió.

2. Trồng sầu riêng kết hợp với cà phê

Mô hình trồng cây sầu riêng xen cà phê đem đến rất nhiều lợi ích cho nhà nông:

- Cây cà phê thời gian sinh trưởng đến thu hoạch nhanh nên có thể bù đắp những ngày chờ sầu riêng ra quả, đảm bảo về mặt kinh tế cho người dân.

- Sầu riêng tán rông và to có thể chắn gió, tạo bóng râm cho cà phê phát triển, hạn chế bị sốc nhiệt do trời quá nắng.

- Tuy vậy, cà phê rất hay bị rầy tấn công nên bà con cần chủ động phun phòng trừ nấm bệnh gây hại cho cây. Bên cạnh đó, nhà nông nên dùng phân hữu cơ hay phân chuồng đã qua xử lí bón cây để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hiện nay, cách trồng xen sầu riêng với cà phê được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều giá trị vượt trội cho nhà vườn, nhất là ở khu vực Tây Nguyên với môi trường và khí hậu thích hợp cho hai loại này cùng phát triển.

3. Trồng sầu riêng kết hợp với tiêu

Trồng sầu riêng xen tiêu giúp nông dân tận dụng được khoảng không gian trống, tăng thu nhập trên cùng một diện tích. Tuy vậy, chúng đều là cây ký chủ của nấm bệnh Phytopthora gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu, bệnh thối thân và thối quả hại sầu riêng. Vì thế, khi kết hợp lại cần chú ý phun phòng trừ bệnh định kỳ hằng năm để loại bỏ mầm bệnh hại cây, nâng cao giá trị sản xuất trồng sầu riêng xen tiêu.

4. Trồng sầu riêng kết hợp với măng cụt

Măng cụt là loại cây ít chiếm diện tích đất, năng suất cao và giá cả ổn định trên thị trường, do đó trồng kết hợp là một ý tưởng sáng tạo. Sự kết hợp này có thể tận dụng tối đa diện tích trong vườn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.

Mo-hinh-trong-xen-canh-trong-vuon-sau-riengMô hình trồng xen canh trong vườn sầu riêng

Bên cạnh đó, măng cụt là cây ưa mát, thích hợp trồng dưới tán cây sầu riêng. Bà con có thể chăm dưỡng chúng bằng cách bón thêm các loại phân hữu cơ bổ sung dưỡng chất để cây phát triển tốt nhất.

5. Trồng sầu riêng kết hợp với cây họ đậu

Trồng xen cây họ đậu rất tốt vì có thể che phủ đất, tăng thu nhập mà còn cố định đạm giúp đất trồng màu mỡ hơn.

Kết hợp trồng sầu riêng với cây họ đậu có thể mang lại lợi ích cho cả hai loại cây. Dưới đây là một số lợi ích mà bạn có thể nhận được:

- Cung cấp độ bón phụ: Cây họ đậu thường có khả năng cải thiện nội dung nitơ trong đất thông qua quá trình khử trùng và cung cấp chất hữu cơ. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng đất cho cây sầu riêng và tăng cường sự sinh trưởng của nó.

- Bảo vệ đất: Hệ rễ của cây họ đậu có khả năng giữ chặt đất và ngăn chặn quá trình rửa trôi và phong hóa. Điều này có thể giúp giảm mất mát đất và duy trì độ ẩm cần thiết cho cây sầu riêng.

- Tăng năng suất: Sầu riêng cần một lượng lớn chất hữu cơ và chất dinh dưỡng để phát triển và đạt được năng suất cao. Các loại cây họ đậu có thể cung cấp các yếu tố này thông qua quá trình cung cấp nitơ tự nhiên và cải thiện cấu trúc đất.

- Cân bằng hệ sinh thái: Khi kết hợp trồng sầu riêng với cây họ đậu, bạn có thể tạo ra một hệ thống trồng hợp lý và cân bằng về hệ sinh thái. Cây họ đậu có thể thu hút các loài côn trùng có lợi và giúp kiểm soát sâu bệnh hại, trong khi sầu riêng tạo nên một môi trường thuận lợi cho cây họ đậu phát triển.

6. Trồng sầu riêng kết hợp với cây rau màu

Các loại cải, xà lách, rau mùi,…có thể trồng xen để cải thiện bữa ăn, thu nhập cho những năm đầu, sau 2 – 3 năm cây sầu riêng lớn thì không còn thích hợp nữa.

Như vậy, qua nội dung bài viết đã phần nào chia sẻ cho bà con về một số cách trồng cây xen sầu riêng đạt năng suất cao. Hy vọng bà con có thể hiểu và áp dụng mô hình này hiệu quả nhất. Để có được mô hình trồng xen sầu riêng hiệu quả và phù hợp, bà con cần cân nhắc điều kiện hiện có tại địa phương, khí hậu và nhu cầu cũng như nguồn lực kinh tế của mình. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: