ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY SẦU RIÊNG

ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY SẦU RIÊNG
Saturday,
08/07/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Cây sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới có giá trị cao được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hiện đang được bà con nông dân ưa chuộng bởi những hiệu quả kinh tế mang lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những đặc tính thực vật học của cây sầu riêng trong bài viết này nhé!

I. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI - ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY SẦU RIÊNG

1. Nhiệt độ

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới, với nhiệt độ thích hợp từ 24-30oC. Dưới 22 và trên 40oC đều không thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa và đậu quả sầu riêng.

Dac-tinh-thuc-vat-hoc-cua-cay-sau-rieng-Nhiet-doĐặc tính thực vật học của cây sầu riêng - Nhiệt độ

Tuy nhiên, cây sầu riêng cũng có khả năng chịu được một số biến đổi nhiệt độ, nhưng không nên để nhiệt độ cao hơn 38°C hoặc thấp hơn 10°C trong thời gian dài. Nếu nhiệt độ quá cao, cây có thể trở nên yếu và trái cây có thể bị cháy nắng. Nếu nhiệt độ quá thấp, cây có thể bị hạn chế trong việc sinh trưởng và phát triển.

Ngoài nhiệt độ, cây sầu riêng cũng cần ánh sáng mặt trời đầy đủ và đất có dưỡng chất tốt để phát triển tốt nhất. Đảm bảo cung cấp đủ nước và chăm sóc cây đúng cách sẽ giúp cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ và cho trái đạt năng suất cao.

2. Nước

Sầu riêng là cây ưa ẩm nhưng không được đọng nước. thích hợp vùng có lượng mưa khoảng 2.000mm/năm, có thể trên 3.000mm nhưng phân bổ đều trong năm. Sầu riêng đặc biệt yếu chịu hạn, vì vậy ở những nơi có mùa khô dài 4-5 tháng như vùng Đồng bằng sông Cửu long, phải tưới nước thường xuyên cho cây, nhất là vùng đất cao của các tỉnh miền Đông – Tây Nguyên.

Dac-tinh-thuc-vat-hoc-cua-cay-sau-rieng-NuocĐặc tính thực vật học của cây sầu riêng - Nước

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc cây sầu riêng là cung cấp đủ nước cho cây để duy trì độ ẩm trong đất.

II. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY SẦU RIÊNG

1. Thân cành sầu riêng và những đặc tính thực vật học

Thân cành cây sầu riêng là một phần quan trọng trong cây sầu riêng. Nó chịu trách nhiệm mang các nhánh và lá, cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây. Thân cành thường có vỏ màu nâu, có thể có vết sẹo, rẽ nứt do tuổi tác và tác động của môi trường.

Than-canh-va-dac-tinh-thuc-vat-hoc-cua-cay-sau-riengThân cành và đặc tính thực vật học của cây sầu riêng

Cây sầu riêng là loại cây thuộc thân gỗ cao lớn. Nó có thể mọc cao từ 20 đến 30m có tán lá thưa. Thân cây mọc thẳng. Cây có đường kính lên đến 1,2 m.

Với tán to và rộng ở phía dưới, cây càng phát triển lên trên phần ngọn càng nhỏ dần có dạng hình nón. Nhánh cây sầu riêng thường được mọc ngang và khi mang quả nặng thì cành thẳng ra.

2. Lá sầu riêng và đặc điểm nhận dạng

Lá thường xanh, hình elip đến thuôn dài và dài 10 -18cm. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu hơi ánh vàng.

La-va-dac-tinh-thuc-vat-hoc-cua-cay-sau-riengLá và đặc tính thực vật học của cây sầu riêng

Sầu riêng thường rụng lá thay phiên và khi lá còn non thì có màu nâu đồng với những vảy nhỏ bao phủ phía ngoài, lá thường hơi nhọn hay tròn.

Lá sầu riêng là lá đơn hơi rũ ở trên mặt có màu xanh đậm, phẳng và bóng láng còn mặt dưới có màu nâu nhạt khi nhìn từ xa cây sầu riêng trông rất sinh động.

3. Đặc tính của hoa sầu riêng

Cụm hoa thường mọc treo trên cành cây và theo từng chùm với mỗi chùm từ 1 đến 15 hoa, cuốn hoa được treo trên cành có mùi hoa rất mạnh. Từ khi ra hoa sầu riêng mất một khoảng thời gian khá dài từ khi thành đến khi đậu thành quả cần một giai đoạn từ 3-4 tuần trong điều kiện khô hạn để kích thích ra hoa, sau khi được tưới nước thì cây sầu riêng cần 1 tháng để có thể phát triển từ mới nhú đến nở hoa.

Những bông hoa được tạo thành từ ba đến ba mươi cụm cùng nhau trên các cành lớn và trực tiếp trên thân cây với mỗi bông hoa có một đài hoa (đài hoa) và năm (hiếm khi bốn hoặc sáu) cánh hoa. Hoa to và có nhiều lông với nhiều mật hoa và tỏa ra mùi nặng, chua và bơ.

Hoa sầu riêng thường mất khoảng từ 3 đến 4 tuần trong điều kiện thích hợp để có thể kích thích ra hoa đậu quả. Và thường từ khoảng 15 giờ chiều hôm nay cho đến 6 giờ sáng hôm sau hoa sẽ nở. Từ 19 giờ đến 23 giờ bao phấn sẽ nứt ra tiến hành thụ phấn cho phôi. Nhưng khung giờ này thì nhụy hoa đã chuyển sang tàn nên tỷ lệ thụ phấn không đạt 100%.

Hoa-va-dac-tinh-thuc-vat-hoc-cua-cay-sau-riengHoa và đặc tính thực vật học của cây sầu riêng

Nhờ mùi hương khá mạnh nên hoa sầu riêng có thể hấp dẫn nhiều loài ong, bướm và kiến, muỗi. Nhưng loài này thường xuất hiện lúc hạt chưa sẵn sàng. Đối với những loài bướm đêm và dơi nhỏ mới chính là những động vật thụ phấn quan trọng cho hoa, tại vì chúng thường hoạt động đúng thời điểm hoa nở.

Vì vậy hầu hết các thực vật không tự thụ phấn được mà phải nhờ đến ngoại lực tác động bao gồm: gió, côn trùng,… Nên một chùm hoa sầu riêng có rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả lại rất thấp. Trung bình chỉ có một nửa số hoa thành công thụ phấn đậu quả.

4. Quá trình hình thành và phát triển quả sầu riêng

Thường quả sẽ được hình thành sau khi thuận phấn khoảng 1 tháng. Ngay khi mới bắt đầu hình thành chỉ có một lớp mỏng màu trắng sau dần trở thành một lớp mỏng bao phủ toàn bộ hạt, dần dần thịt quả sẽ dày lên và khi chín chúng sẽ chuyển sang màu vàng. Quả tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 5.

Cũng tùy theo giống mà phần thịt quả có sự thay đổi khác nhau. Chất lượng của phần thịt quả thường sẽ tăng lên theo tuổi cây, tuy nhiên quả sẽ nhỏ dần đi.

Quả tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 13, sau đó chậm dần, đến tuần thứ 16 thì quả chín.

Qua-va-dac-tinh-thuc-vat-hoc-cua-cay-sau-riengQuả và đặc tính thực vật học của cây sầu riêng

Khi quả chín thì nứt ra năm ngăn, mỗi ngăn có từ 1-3 múi. Bao quanh hạt là phần ăn được, mềm, màu vàng trắng, vàng, đỏ … (gọi là cùi hoặc cơm), có vị ngọt, béo và rất thơm (những người không quen thì mùi này lại là khó chịu). Tỉ lệ phần cơm ăn được chiếm khoảng 22-30%.

Ngoài ra, những yếu tố như nước và chất dinh dưỡng thì bà con cũng nên lựa chọn loại đất phù hợp trồng sầu riêng và tạo cành cũng như độ ẩm không khí, chăm sóc phun thuốc trừ sâu bệnh sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng đậu quả cũng như chất lượng quả của cây sầu riêng.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi vừa chia sẻ đến bà con toàn bộ thông tin về đặc tính thực vật học của cây sầu riêng. Hy vọng, có thể giúp bà con hiểu rõ hơn về những đặc tính thực vật học của cây sầu riêng. Bà con nên chủ động trong quá trình thụ phấn và chế độ chăm sóc cần thiết cho cây sầu riêng đạt năng suất ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: