HIỆN TƯỢNG CHÁY LÁ SẦU RIÊNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

HIỆN TƯỢNG CHÁY LÁ SẦU RIÊNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Tuesday,
20/06/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Cháy lá sầu riêng là một bệnh rất phổ biến trên cây sầu riêng, đặc biệt cháy lá sầu riêng giai đoạn cây đang làm bông, nuôi trái thì sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến năng suất, chất lượng, sản lượng sầu riêng thu hoạch, điều này thật nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu hiện tượng cháy lá sầu riêng và giải pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết này nhé!

I. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CHÁY LÁ SẦU RIÊNG

1. Nguyên nhân gây cháy lá sầu riêng

- Sử Dụng Paclobutrazol Làm Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Làm Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Cây

Về cơ bản, Paclobutrazol là một hợp chất có tính lưu dẫn, nó có khả năng tồn lưu từ 1-3 năm. Việc sử dụng Paclobutrazol ở liều lượng cao chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng cây bị rối loạn sinh lý, gây ra hàng loạt các bệnh hại trên cây.

Paclobutrazol là một hợp chất dùng để ức chế Gibberellin, gây ức chế sự phát triển một số bộ phận của cây trồng. Vì tính chất lưu dẫn, nên khi phun Paclobutrazol lên cây, các bộ phận trên cây đều bị ức chế, đặc biệt là phần cơi đọt và rễ. Khi cơi đọt bị ức chế, lá bị đứng lại, nếu cây không đủ khoẻ mạnh để nuôi dưỡng trái thì cây buộc phải rút nhựa sống từ lá qua trái để tiếp tục nuôi dưỡng trái.

Đây chính là nguyên nhân khi sử dụng Paclobutrazol để ức chế làm bông nuôi trái sẽ làm cháy.

Nguyen-nhan-gay-chay-la-sau-riengNguyên nhân gây cháy lá sầu riêng

- Cây đang nuôi cơi, hoặc đang nuôi trái

Giai đoạn đang nuôi cơi hoặc đang nuôi trái là khoảng thời gian nhạy cảm nhất khiến cây sầu riêng dễ bị cháy lá. Sương muối và nấm bệnh cũng là một nguyên nhân khác khiến cháy lá sầu riêng trong giai đoạn sinh sản này.

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường trong vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém. Vườn cây ẩm thấp, rậm rạp, không cắt tỉa cành thường xuyên chính là điều kiện để nấm phát sinh mạnh mẽ trên diện rộng.

- Cháy lá do vi khuẩn.

- Thiếu nước ngay trong thời gian nuôi bông, nuôi trái (sinh lý), cây bị stress

Một nguyên nhân cháy lá khác, trong thời gian nuôi bông, nuôi trái mà cây riêng thường gặp đó là do thiếu nước, tưới nước không đầy đủ khiến cây bị cháy lá dạng sinh lý.

Theo nguyên tắc khi trong cây không đủ nước để cung cấp cho bông và trái thì cây buộc phải rút nước trong mạch từ lá để nuôi bông, trái.

- Cây bị thừa đạm, không cân bằng đủ dinh dưỡng làm mỏng lá do lá hút nước nhiều cho việc bốc thoát hơi nước, cân bằng nhiệt độ bên trong cây.

2. Biểu hiện của cháy lá sầu riêng

- Ban đầu lá chuyển sang màu vàng nhạt, những đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá do bị phá huỷ tế bào diệp lục, mất khả năng quang hợp.

Bieu-hien-cua-chay-la-sau-riengBiểu hiện của cháy lá sầu riêng

- Từ những vết tổn thương, vi khuẩn sẽ tấn công gây những vết đốm màu vàng nhạt và loang dần ra làm khô lá.

- Nếu bị nặng gây rụng lá, rung hoa, rụng trái non và cây phát triển kém.

II. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ CHÁY LÁ SẦU RIÊNG

- Cháy lá do sử dụng Paclo: pha 1 chai giải độc Paclo + Amino 4500 nước phun đẫm tán, giúp giải bớt lượng paclo tồn dư trong đất, tái tạo lại bộ rễ mới, cây bung đọt khỏe, hỗ trợ dàn lá nuôi bông trái non.

Cháy lá sầu riêng do nấm Rhizoctonia solani: sử dụng thuốc chứa hoạt chất mataxyl + mancozeb phun theo hướng dẫn của thuốc.

- Cháy lá do vi khuẩn: nếu trị vi khuẩn thì bệnh hết nhưng sẽ tái lại do tác nhân gây bệnh là rầy vẫn còn.

Trị cả phần gốc và ngọn: mua thuốc đặc trị rầy và đặc trị vi khuẩn về phun chung, phun 2 lần - mỗi lần cách nhau 4 -5 ngày. Nếu phun lần 1 mà sau 2 ngày phun đi kiểm tra vết bệnh khô xám trắng thì không cần phun lần 2. (Lưu ý: sử dụng 2 thuốc cho 2 lần phun phải khác gốc thuốc).

- Điều chỉnh nguồn nước đầy đủ và đúng thời điểm để cây có thể sử dụng phát triển và giúp điều chỉnh môi trường trong vườn.

Giai-phap-khac-phuc-chay-la-sau-riengGiải pháp khắc phục cháy lá sầu riêng

- Quản lý phân bón bổ sung: đặc biệt là kẽm (Zn) Điều này làm cho cây chống được căng thẳng thời tiết; sắt (Fe) giúp sản xuất enzym, diệp lục và dinh dưỡng thực vật; magiê (Mg) làm cho lá có thêm diệp lục, độ dày; canxi (Ca) tất nhiên giúp cũng cố tường tế bào của cây.

- Phun các sản phẩm rong biển hoặc amino hữu cơ có thể tăng sức đề kháng của cây chống strees.

- Cắt, tỉa cành nhánh, vệ sinh cỏ quanh mô, tủ gốc giữ ẩm, kiểm tra pH đất.

- Thường xuyên đi thăm vườn, kết hợp phun phòng bệnh định kỳ.

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chia sẻ về hiện tượng cháy lá sầu riêng, cũng như những giải pháp khắc phục hiệu quả. Bà con sẽ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc để cây luôn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: