KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CÂY CHANH KHÔNG HẠT

KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CÂY CHANH KHÔNG HẠT
Tuesday,
14/09/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Chanh không hạt là giống cây trồng dễ chăm sóc và có sức kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao, bà con cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây chanh, đồng thời quan sát và phòng trừ bệnh cho cây chanh kịp thời.

Sau đây là một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây chanh không hạt và cách phòng trừ.

Bệnh sâu vẽ bùa:

benh-sau-ve-bua

Bệnh sâu vẽ bùa

Đây là một loại sâu thường xuất hiện trên cây chanh, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Để phòng trừ bệnh này, bà con có thể sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%..

Bệnh sâu nhớt:

Xuất hiện khoảng tháng 2 đến tháng 4, đối với bệnh này, bà con nên phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.

Bệnh nhện đỏ:

benh-nhenh-do

Bệnh nhệnh đỏ

Bệnh này có mặt vào mùa Đông và Xuân. Loại thuốc thông dụng bà con nên dùng là Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.

Bệnh nhện trắng:

Để phòng bệnh, bà con cần vệ sinh vườn vào mùa đông. Khi thấy nhệnh xuất hiện, bà con phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.

Bệnh sâu đục cành:

benh-sau-duc-canh

Bệnh sâu đục cành

Bệnh náy xuất hiện vào khoảng tháng 5-6. Cách phòng trừ thủ công là dung vợt bắt sâu trưởng thành. Ngoài ra, bà con dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to.

Đối với sâu non, bà con tỉa bớt cành héo, sau đó dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 – 1% vào đường hầm của sâu non.

Bệnh sâu đục thân:

Bệnh xảy ra vào tháng 5 – 6. Để bắt sâu trưởng thành, bà con dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh – vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng

Bệnh sâu đục gốc:

Bệnh này  cũng rơi vào khoảng tháng 5 – 6. Bà con nên bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa; tiêm, Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi với gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi; dùng bông tẩm 666 (6%) hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.

Bệnh ruồi vàng:

Thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 11. Bà con nên phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).

Bệnh sâu hại hoa chanh:

Đối với bệnh này, để phòng trừ bà con tiến hành rắc bột 666 ở gốc chanh. Khi đường kính nụ hoa 2 – 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1 lần.

Các loại rệp trên chanh không hạt:

Bà con xử lý bệnh này bằng cách ngắt các cành có rệp khi phát hiện chúng trên cây chanh không hạt. Sau đó phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.

Bệnh rầy xám:

Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%

Bệnh greening trên cây chanh không hạt:

Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.

Bệnh loét do vi khuẩn hại chanh:

Vệ sinh vườn, cắt bỏ cánh, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.

Bệnh sẹo:

benh-seo

Bệnh sẹo    

Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.

Bệnh muội đen trên cây chanh không hạt:

Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.

Bệnh thối nâu:

Để phòng trừ bệnh thôi nâu bà con nên phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.

Bệnh thâm quả chanh:

Để phòng trừ sâu bệnh hại thâm quả chanh bà con cần phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.

Như vậy, để cây chanh đạt năng suất cao, ngoài việc bón phân thì bà con cần thăm vườn thường xuyên, kịp thời phát hiện bệnh để có biện pháp phòng trừ phù hợp.

Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: