KỸ THUẬT XỬ LÝ VƯỜN SẦU RIÊNG SAU KHI BỊ NGẬP ÚNG TRONG MÙA MƯA

KỸ THUẬT XỬ LÝ VƯỜN SẦU RIÊNG SAU KHI BỊ NGẬP ÚNG TRONG MÙA MƯA
Monday,
18/10/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Sầu riêng là loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao nên được người dân ưa thích và trồng ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Khi trồng sầu riêng, ngoài kỹ thuật canh tác, bà con cần lưu ý thoát nước cho cây vào mùa mưa vì sầu riêng là loại cây có khả năng chịu ngập úng rất kém.

Chỉ cần bị ngập úng 1 đến 2 ngày hoặc mưa kéo dài mà không thoát nước tốt sẽ làm thối rễ cây, lá, hoa bị khô và rụng làm cho cây chết hàng loạt. Vì vậy việc xử lý vườn sầu riêng bị ngập úng kịp thời mang tính chất quyết định trong việc cứu sống vườn cây.

Hầu hết các vườn sầu riêng đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.

Kỹ thuật xử lý vườn sầu riêng bị ngập úng

Tình trạng ngập úng tác động đến cây sầu riêng trên nhiều phương diện. Bên cạnh việc làm thối rễ khiến cây không hấp thu được nước và chất dinh dưỡng, ngập úng còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, đất bị lèn ra làm nghẹt bộ rễ của cây (rễ cây không tiếp xúc được với không khí). Vì vậy, kỹ thuật xử lý vườn sầu riêng bị ngập úng cần đảm bảo thực hiện được 3 vấn đề sau:

Thứ nhất: Làm cho vườn cây khô ráo, rút nước NHANH NHẤT có thể bằng cách:

+ Đào rảnh để thoát nước thật nhanh.

+ Thu gom tất cả lá cây, cỏ rác trong vườn kết hợp tỉa bỏ các cành gần mặt đất để vườn cây thông thoáng.

+ Móc bỏ phần đất lắp cổ rễ, để cổ rễ nằm thoáng trên mặt đất.

+ Sau khi nước rút, bề mặt của đất sẽ đóng váng không thoáng khí. Nếu lớp váng dày thì dùng cuốc xẻng cào bỏ sau đó cào xới nhẹ cho đất thông thoáng, giảm tình trạng ngộp rễ (phạm vi toàn bộ khu vực từ gốc ra hết tán).

Thứ hai: Ngay lập tức diệt trừ nấm bệnh, phòng ngừa cây bị thối rễ bằng cách:

+ Kết hợp chế phẩm nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua tỷ lệ 500ml nano bạc đồng + 500ml nano đồng oxyclorua pha cho 300 lít nước tưới đều quanh gốc với liều lượng 3-15 lít/cây tùy vào độ lớn của cây và có thể phun ướt toàn bộ thân lá cành.

+ Lưu ý: Việc tưới gốc nêu trên phải được thực hiện ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.

+ Rãi vôi đều quanh gốc cây với liều lượng 0.3-0.6 kg/gốc tùy vào tán cây lớn hay nhỏ.

Thứ ba: bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách:

+ Bổ sung ngay dinh dưỡng cho cây qua lá và qua gốc rễ để cây nhanh phục hồi.

+ Không được phun phân bón lá chứa hạm lượng đạm cao trong trường hợp này vì vô tình chất đạm sẽ trở thành thức ăn cho nấm bệnh phát triển và gây hại cho cây nặng hơn. Phân bón lá ngoài việc cung cấp dinh dưỡng nhanh cho cây qua đường lá (vì bộ rễ đã bị hư hại nặng) còn nâng cao sức đề kháng của cây để chống lại nấm bệnh và cung cấp năng lượng cần thiết giúp cây phục hồi nhanh chóng.

+ Dưới gốc rễ bà con sau khi diệt nấm khuẩn 7 ngày bổ sung ngay chế phẩm Trichoderma Bacillus và EM HLC đặc trị tuyến trùng để bổ sung hệ vi sinh vật có lợi lớn và thảo dược xử lý tuyến trùng vào trong đất giúp bảo vệ hệ rễ trước các tác nhân nấm, khuẩn, tuyến trùng gây hại (phát sinh rất mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao). Ngoài ra bộ chế phẩm sẽ giúp kích thích cây ra rễ nhanh, mạnh, ngăn ngừa thối rễ, vàng lá và mau chóng phục hồi.

+ Đợi khi cây hồi phục hoàn toàn mới tiến hành làm trái trở lại.

Trên đây là một số chia sẽ về kỹ thuật xử lý vườn sầu riêng bị ngập úng để các bạn tham khảo. Hy vọng các bạn sẽ không rơi vào tình cảnh phải áp dụng kỹ thuật này.

Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp

 

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: