-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ BỆNH VÀ THIẾU DINH DƯỠNG GÂY RA VÀNG LÁ TRÊN CHUỐI
Thursday,
24/11/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Trong những năm gần đây, chuối đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân thoát nghèo. Diện tích trồng chuối vì thế cũng ngày càng được mở rộng. Cùng với đó, người trồng chuối cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề trên cây chuối cần được xử lý như bệnh vàng lá. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cây chuối bị vàng lá. Để tránh những lầm tưởng về bệnh và thiếu dinh dưỡng gây ra vàng lá trên cây chuối, chúng tôi giới thiệu đến bà con nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vàng lá để bà con nhận biết nhé:
VÀNG LÁ DO BỆNH MOKO:
- Nguyên nhân gây bệnh:
Moko là một bệnh phổ biến trên chuối do vi khuẩn Ralstonia solanacerum gây ra. Nó tồn tại quanh năm trong các mô thực vật bị nhiễm bệnh hoặc cây ký chủ khác hoặc trong đất trong thời gian hơn 18 tháng. Nhiệt độ cao và độ ẩm trong đất cao thường tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Triệu chứng:
Cây chuối bị vàng lá do bệnh Moko
Các lá non của cây bị bệnh bắt đầu héo rồi chết và gục xuống. Cuống lá không còn cứng cáp nên dù trên cây còn một ít lá xanh nhưng sức sống của cây rất kém.
Khi bệnh tiến triển, các lá già cũng bị ảnh hưởng. Nếu cắt ra, bà con có thể thấy rõ sự chuyển màu từ vàng nhạt sang nâu ở nơi có nhựa cây.
Quả chuối bị nhiễm bệnh có biểu hiện biến dạng và phát triển teo lại trong khi phần bên trong của quả bị nhũn, có thể nhìn thấy phần bên trong của quả chuyển sang màu nâu sẫm. Khi cắt quả ra có thể thấy rõ dịch vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển trong các mô vận chuyển của cây và làm suy yếu quá trình việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cây.
VÀNG LÁ HÉO RŨ DO PANAMA:
- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh héo rũ Panama do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây ra. Đây là một trong những căn bệnh rất phổ biến và làm suy giảm nghiêm trọng năng suất của cây. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây chuối.
- Triệu chứng:
Cây chuối bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau đó lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên cây bị bệnh, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng khô héo.
VÀNG LÁ DO YẾU TỐ DINH DƯỠNG:
- Thiếu Đạm (Nitơ):
Bà con có thể nhận thấy các triệu chứng thiếu nitơ bắt đầu trên lá già, lá trở nên vàng úa, gân lá không giữ được màu xanh, cuống lá dần chuyển sang màu đỏ. Cây tăng trưởng chậm lại, chiều cao của cây và kích thước của lá giảm. Sự liên kết lá biểu hiện hình hoa hồng. Khi cây bị thiếu nitơ nghiêm trọng, lá già bị hoại tử và chết dần.
- Thiếu Sắt (Fe):
Để biết cây chuối có thiếu sắt hay không, bà con quan sát màu của lá chuối. Lá chuối thiếu sắt sẽ chuyển sang xanh ngã vàng, sau đó thì vàng hoàn toàn. Hiện tượng úa vàng giữa các gân lá bắt đầu từ phía cuống và mép lá, sau đó lan lên phía ngọn lá làm cho lá có vẻ ngoài vằn vện. Sống lá và các gân nhánh giữ được màu xanh lâu hơn nhưng cũng nhạt màu dần khi bị thiếu sắt nghiêm trọng. Triệu chứng bắt đầu từ lá non.
- Thiếu kẽm (Zn):
Khi cây thiếu kẽm lá bị úa vàng, những chỗ úa vàng xuất hiện trong phần diện tích giữa các gân chính rồi lan ra toàn bộ lá làm cho lá có dạng sọc vằn màu xanh vàng. Gân chính không còn giữ được màu xanh như trước nữa. Bà con có thể thấy những triệu chứng này xuất hiện trên lá con của cây chuối, đồng thời có thể thấy sắc tím xuất hiện ở mặt dưới của lá non. Lá chuốn trên cây sắp xếp giống như hình hoa hồng. Buồng chuối bị nhỏ lại và biến dạng, trái chuối ngắn và thẳng.
- Thiếu Magiê (Mg):
Khi cây thiếu Magiê, những lá già chuyển sang màu vàng, chủ yếu là ở mép lá, cùng với đó là các đốm hoại tử xuất hiện trên diện tích bị vàng. Cuống lá có nhiều đốm vằn màu tím xanh hay còn gọi là bệnh màu xanh dương.
- Thiếu Kali (K):
Biểu hiện của thiếu kali có thể được nhìn thấy đầu tiên trên là già. Lá bắt đầu úa vàng từ phân mép lá của phần diện tích giữa các đường gân. Vùng có màu vàng đến cam liên kết lại và lan rộng ra toàn bộ lá, sau đó chúng bị hoại tử chuyển thành màu nâu sậm. Chỗ hoại tử cũng có thể chỉ giới hạn ở mép lá mà bà con nông dân hay gọi là cháy lá. Thiếu Kali làm cho lóng ngắn, dẫn đến tình trạng chồi mọc thành buội. Kích cỡ trái cũng như kích cỡ nải và quài chuối đều giảm.
Như vậy, việc xác định nguyên nhân cây chuối bị vàng lá là rất quan trọng vì nhờ thế mà bà con đưa ra cách khắc phục tình trạng này một cách phù hợp và hiệu quả. Từ đó, giúp cây chuối mau phục hồi, phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất