NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÓN GỐC CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN TRÁI NON NĂM NAY

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÓN GỐC CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN TRÁI NON NĂM NAY
Friday,
16/06/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn trái non đặc biệt là việc sử dụng phân bón gốc cho sầu riêng giai đoạn này vô cùng quan trọng, nếu sử dụng không đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái. Vậy khi sử dụng phân bón gốc cho sầu riêng giai đoạn trái non năm nay cần lưu ý những gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

I. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM VÀ CÁCH BÓN PHÂN BÓN GỐC CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN TRÁI NON

1. Xác định thời điểm bón phân

Thời điểm bón phân gốc cho sầu riêng trong giai đoạn trái non thường xuyên được thực hiện vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và sản xuất trái. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể có thể khác nhau tùy theo vùng địa lý và điều kiện thời tiết.

Khi bón phân bón gốc cho sầu riêng, bạn nên chọn phân có chất lượng tốt, giàu chất dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu của cây. Phân bón có thể chứa các thành phần như nitơ (N), phospho (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), mangan (Mn), kẽm (Zn), và magiê (Mg). Việc bón phấn gốc giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây sầu riêng từ gốc và tăng cường sự phát triển của hệ rễ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và sinh trưởng của cây, và cải thiện năng suất trái.

Xac-dinh-thoi-diem-bon-phan-bon-goc-cho-sau-rieng

Xác định thời điểm bón phân bón gốc cho sầu riêng

Vậy việc bón phân bón gốc cho cây sầu riêng trong giai đoạn trái non phải tuân thủ theo 2 giai đoạn sinh trưởng cơ bản của trái:

- Giai đoạn trái nhỏ (trái dưới 45 ngày tuổi ở giống Ri6 và dưới 60 ngày tuổi ở giống Moongthon).

- Giai đoạn trái lớn (khoảng 45 ngày trở lên đối với giống Ri6 và khoảng 60 ngày trở lên đối với giống Moongthon).

2. Xác định cách bón phân

- Xác định lượng phân cần sử dụng: Điều này phụ thuộc vào kích thước của cây và lượng phân đề xuất cho cây sầu riêng. Thông thường, hướng dẫn trên bao phân bón sẽ cung cấp hướng dẫn về liều lượng. Hãy tuân theo hướng dẫn đó hoặc tìm lời khuyên từ nhà vườn hoặc chuyên gia trồng cây.

- Chuẩn bị phân bón: Nếu bạn sử dụng phân bón hữu cơ, hãy xác định liều lượng cần thiết và chuẩn bị phân theo hướng dẫn. Nếu bạn sử dụng phân bón hóa học, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ các chỉ dẫn về an toàn và liều lượng.

- Khi bón phân bón gốc cho cây sầu riêng, hãy thực hiện các bước sau:

+ Đào một rãnh xung quanh cổ cây, khoảng cách từ cổ cây đến vùng phân rãnh nên nằm trong vùng vãn cách tán lá.

+ Rải phân bón vào rãnh và sau đó nhồi đất trở lại để đảm bảo phân bón không tiếp xúc trực tiếp với rễ cây.

+ Tưới nước đều sau khi áp dụng phân bón để giúp hòa tan phân bón và đẩy chất dinh dưỡng xuống tới rễ cây.

- Theo dõi và bón phân định kỳ: Cây sầu riêng cần được bón phân định kỳ trong suốt quá trình nuôi trái. Theo dõi sự phát triển của cây và nhận biết các dấu hiệu của thiếu chất dinh dưỡng để điều chỉnh lượng phân bón.

- Cách bón:

+ Phân hữu cơ: Rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều hoặc đào rãnh rộng 10 - 30 cm, sâu 10-20 cm xung quanh đường kính tán, bón xong lấp đất lại.

+ Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt (cây sầu riêng có bộ rễ ăn nông chỉ từ 0 - 30 cm). Xới đất nhẹ, rải phân trong tán, cách gốc 20 cm, lấp đất nhẹ, tưới nước.

II. KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN BÓN GỐC CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN TRÁI NON

Nhiều vườn sau khi cây xổ nhụy xong thì không dám bón phân lại vì sợ cây đi đọt và gây rụng trái, do đó cứ siết cây và trong suốt giai đoạn trái nhỏ cây không được bón chút phân nào… kết quả là cây suy yếu, thiếu dinh dưỡng và trái vẫn bị rụng như thường.

1. Phân NPK

Bón sau khi xổ nhụy dứt điểm 7 ngày và định kì 7-10 ngày/lần theo nguyên tắc chia làm nhiều lần bón.

Ky-thuat-su-dung-phan-bon-goc-cho-cay-sau-rieng-giai-doan-trai-nonKỹ thuật sử dụng phân bón gốc cho cây sầu riêng giai đoạn trái non

- Giai đoạn trái nhỏ (trái dưới 45 ngày tuổi ở giống Ri6 và dưới 60 ngày tuổi ở giống Moongthon): bón công thức phân 3 số bằng nhau (như: 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17… ) để cung cấp dinh dưỡng cân đối. Trộn thêm phân bón trung – vi lượng.

- Giai đoạn trái lớn (khoảng 45 ngày trở lên đối với giống Ri6 và khoảng 60 ngày trở lên đối với giống Moongthon): chuyển sang công thức phân bón NPK có hàm lượng Kali cao như: 12-12-17, 12-11-18, 15-5-20… và Kali phải là dạng Kali Sulfat (K2SO4), không được bón Kali Clorua (KCl) vì KCl sẽ làm cho trái bị sượng múi và làm giảm mùi thơm của trái.

2. Phân hữu cơ

- Thời điểm bón: Nên bón phân hữu cơ lại cho cây sau khi cây xổ nhụy dứt điểm khoảng 1 tháng (đối với giống Ri6) và 1,5 tháng (đối với giống Moongthon).

- Loại bón: Có 2 loại là phân hữu cơ chuồng ủ hoai (như phân gà, bò, heo…) và phân hữu cơ công nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên ưu tiên dùng phân hữu cơ công nghiệp thì sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn (tốt nhất là các dòng nhập khẩu nước ngoài như: Bỉ, Hà Lan, Nhật, Úc…). Các loại phân hữu cơ chuồng ủ hoai mục sẽ không thích hợp trong giai đoạn này vì đây là loại phân “ăn” lâu dài, thời gian cây hấp thụ lâu.

Lưu ý: Trong từng giai đoạn bón phân cho cây, bà con nên chia thành 2 lần bón để giúp cây hấp thu tốt hơn và làm giảm hao hụt do bốc hơi hay bị rửa trôi khi tưới nước.

Sau giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn trái ổn định và chín. Ngoài việc bón phân NPK thì bà con cần bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng cho cây, để bộ lá có thể quang hợp tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi sử dụng phân bón gốc cho sầu riêng giai đoạn trái non năm nay. Việc sử dụng phân bón gốc cho sầu riêng đúng cách trong giai đoạn trái non sẽ giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng, năng suất cho vụ mùa. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

 

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: