PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG RỤNG TRÁI NON Ở CÂY SẦU RIÊNG

PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG RỤNG TRÁI NON Ở CÂY SẦU RIÊNG
Tuesday,
04/04/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Tình trạng rụng trái non ở cây sầu riêng là một trong những vấn đề thường gặp khiến cho sản lượng và chất lượng của cây sầu riêng bị giảm sút. Vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp hạn chế tình trạng này là rất quan trọng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp hạn chế tình trạng rụng trái non ở cây sầu riêng trong bài viết này nhé!

I. NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TRÁI NON Ở CÂY SẦU RIÊNG

Đối với cây sầu riêng thì giai đoạn ra bông và trái non rất dễ rụng do 5 nguyên nhân chính sau:

1. Rụng do bị bệnh thán thư

- Thông thường nhà vườn không “thấy“ được do bệnh Thán Thư biểu hiện đa dạng ( lá , bông , trái ...) do đó thấy rụng bông - trái non thì không biết xử lý.

- Biểu hiện rõ nhất là:

+ Lá : chót lá có vết khô nhỏ hoặc vết khô lan rộng theo 2 mép lá.

+ Bông : cây có bông bị khô và rụng LÁC ĐÁC ((từ từ từng bông - trái non).

+ Trái non : trái non khô , rụng từ từ và có lớp trắng trắng trên trái.

Xử lý: phun ngừa bệnh Thán Thư từ khi chuẩn bị làm bông ( trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày ) , phun định kỳ 7-10 ngày / lần vào mùa khô hoặc 5-7 ngày / lần vào mùa mưa.

2. Rụng do thiếu dinh dưỡng

- Rụng trái non ở cây sầu riêng thường xuất hiện ở các vườn trồng xen canh hoặc không bón cân đối phân hữu cơ và phân NPK hoặc không chăm sóc thường xuyên.

- Đặc Điểm: Bông - Trái Non cũng rụng từ từ, lai rai và có biểu hiện như sau:

+ Cây bị rầy, bệnh (vi khuẩn, xì mủ, thỗi rễ ... ) tấn công làm hư và rụng lá.

+ Cây không đủ cơi đọt và lá mới.

+ Lá mỏng, nhỏ.

Rung-trai-non-o-cay-sau-rieng-do-thieu-dinh-duong

Rụng trái non ở cây sầu riêng do thiếu dinh dưỡng

Xử lý: Bón phân Hữu cơ và NPK đầy đủ trước khi làm bông ít nhất 3 tháng:

+ Hữu cơ từ 5-10 kg / gốc và 2 - 3 tháng bón 1 lần

+ NPK : dùng NPK ba số bằng nhau (15-15-15, 16-16-16...) bón 0,5 kg - 1 kg / gốc và 1 tháng / lần

3. Rụng do cây vừa có bông - trái non vừa ra đọt (cũng xếp vào nhóm rụng do thiếu dinh dưỡng)

- Thường xuất hiện thời điểm tưới nước đột ngột làm cây tự nhiên ra đọt mới hoặc do sinh lý cây mang bông - trái thì cần ra đọt ( lá) để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái sau này.

- Đặc điểm: cơi đọt mới xuất hiện ở đầu cành trong khi cành đang có bông - trái.

Xử lý: có 2 biện pháp:

+ Hãm đọt : không cho ra đọt non nhưng sẽ làm cây mất sức, năng suất không cao và dễ bệnh hoặc chết cây sau thu hoạch.

+ Nuôi bông và nuôi đọt: Kích bông trước, sau khi mắt cua ra 7-10 ngày thì kích ra đọt, khi lá già thì bông chuẩn bị xổ nhuỵ. Đảm bảo cây Khoẻ - Sung và năng suất cao.

4. Rụng do sốc nước

- Thường xuất hiện trong mùa thuận (tháng 12-tháng 3) do làm bông vào mùa khô và cây ra bông - trái non vào thời điểm có mưa trái mùa.

- Biểu hiện : Rụng bông - trái non đồng loạt và nhanh cấp tốc.

Xử lý: khi cây ra bông cũng tưới nước nhưng tưới ít , thông thường biện pháp này đi chung với kỹ thuật làm bông vừa bông vừa nuôi đọt.

5. Rụng do sốc nhiệt

- Thường xuất hiện khi thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, lâu lâu lại xen lẫn vài cơn mưa hoặc có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.

- Biểu hiện : Gây rụng bông - trái non rất nhiều

Rung-trai-non-o-cay-sau-rieng-do-soc-nhiet

Rụng trái non ở cây sầu riêng do sốc nhiệt

Xử lý:

Duy trì tưới nước đều đặn, đồng thời phun nước lên tán lá để giải nhiệt cho cây. Thời điểm: buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và buổi chiều (từ 4 giờ đến 6 giờ), tránh tưới và phun nước vào buổi trưa nắng sẽ càng làm cây bị sốc hơn.

6. Rụng do sinh lý (cũng xếp vào nhóm rụng do thiếu dinh dưỡng)

Rụng trái non ở cây sầu riêng thường xuất hiện từ lúc sau khi đậu trái cho đến 1 tháng (giống Ri6) và đến 2 tháng (giống Mongthon)

- Biểu hiện: trái non rụng từ từ, đỉnh điểm khoảng 15-20 ngày sau đậu trái.

Xử lý:

+ Cung cấp đủ dinh dưỡng phân hữu cơ và NPK ba số thì hạn chế rất nhiều hiện tượng này.

+ Biện pháp phun Bo chống rụng hay các chất chống rụng chỉ hiệu quả khi cây khoẻ (đủ dinh dưỡng), nếu cây suy yếu thì cho dù phun bao nhiêu cũng rụng.

II. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG RỤNG TRÁI NON Ở CÂY SẦU RIÊNG

Để giữ cho tình trạng rụng trái non ở cây sầu riêng trở về mức thấp nhất. Thì bắt buộc bà con cần có kinh nghiệm cũng như kiến thức để có thể đảm bảo cho lượng trái trên cây luôn được đảm bảo. 

Để cây có thể giữ lại được số lượng trái cần thiết thì bên cạnh quá trình rụng trái sinh lý ở cây. Bà con cũng cần phải chủ động trong việc làm giảm rụng trái non bằng cách như:

- Tỉa bớt trái non và chỉ giữ lại một số lượng trái nhất định trên cây.

- Sau khi tỉa bớt trái và xác định được số lượng đủ trái trên cây. Thì bước tiếp theo bà con cần làm đó chính là giữ được chúng sao cho đến ngày thu hoạch. 

- Bà con cũng cần lưu ý là trái không chỉ nhiều, mà chúng còn phải chất lượng. Chính vì vậy, để trái có được năng suất cao nhất thì ngoài phân NPK (đạm, lân, kali) thì bà con cũng cần bổ sung cho cây trồng các trung và vi lượng. Điển hình ở đây đó chính là là canxi, mangan, bo.

Bien-phap-han-che-tinh-trang-rung-trai-non-o-cay-sau-rieng

Biện pháp hạn chế tình trạng rụng trái non ở cây sầu riêng

Một số bà con hiện nay vì thiếu kinh nghiệm và muốn tiết kiệm công tưới nước nên đã bón phân trước khi trời mưa. Qua đó tận dụng nguồn nước mưa để hòa tan phân trong đất. Tuy nhiên, việc làm này thường không thực sự mang lại hiệu quả như bà con mong muốn. 

Nguyên nhân bởi vì khi trời mưa, nước mưa sẽ không được khống chế nên khi trời mưa lớn, phân sau khi hòa tan sẽ đi theo nước mưa chảy xuống hết các ao hồ. Khi nắng lên, thì lượng phân này sẽ ngay lập tức bị bốc hơi trước khi chúng bắt đầu thấm vào đất.

Vì vậy, để hạn chế được tình trạng rụng trái non ở cây sầu riêng. Bà con cần nên chủ động bón phân khi trời không có mưa và thường xuyên tưới nước đều sau khi đã bón phân. Lượng phân sau khi bón cũng nên được chia nhỏ ra làm nhiều lần. Mục đích của việc này vừa tránh cho cây bị sốc khi dinh dưỡng hấp thụ vào. Đồng thời giúp tăng cao hiệu quả trong việc tránh làm cho phân bị bốc hơi.

Khi đến giai đoạn tăng trưởng, trái sẽ liên tục tăng trưởng về mặt kích thước. Vì vậy bà con cần sử dụng phân có hàm lượng NPK cân bằng. Sau khi trái đã ngừng tăng trưởng về mặt kích thước đến lúc thu hoạch chính là giai đoạn mà trái đang phát triển về chất lượng. Trong thời gian này, cây trồng sẽ không cần nhiều phân lân như trước, đồng thời phân đạm và kali cũng cần đồng đều.

Có rất nhiều bạn cứ đợi bông rụng và trái non rụng hàng loạt thì mới hỏi phun thuốc gì, bón phân gì .... thì quá trễ. Muốn ăn trái sầu riêng thì tập trung câu ''xư lý bệnh thán thứ và cây đủ dinh dưỡng'' ừ trước khi cây ra bông, thậm chí vườn chuyên nghiệp đã chuẩn bị chăm sóc, bồi bổ cây từ sau khi thu hoạch.

Chúng tôi hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chia sẻ. Bà con sẽ dễ dàng biết cách để hạn chế tình trạng rụng trái non ở cây sầu riêng. Bên cạnh đó, bà còn cũng cần biết kỹ thuật cắt tỉa cây sầu riêng đúng cách theo từng giai đoạn để làm tăng tỷ lệ đậu trái, cải thiện năng suất cũng như chất lượng cây sầu riêng nhé!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: