-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
QUY TRÌNH PHỤC HỒI MÍT THÁI BỊ ĐỔ NGÃ DO ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA BÃO
Friday,
24/09/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Mùa mưa là mùa cây ăn trái hay bị đổ ngã, trong đó có cây mít thái. Vì vậy, bà con cần chú ý các phòng chống đổ ngã cho cây trong mùa mưa. Nếu mưa to làm cây bị đổ, bà con cần chăm sóc cây theo quy trình phục hồi mít thái bị đổ ngã như sau:
Quy trình phục hồi cây mít thái sau mùa mưa bão:
Cây mít là cây rễ cộc, bộ rễ cây có 3 rễ cộc chính giúp cây chống đỗ và tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cây, còn lại toàn bộ các rễ mọc xung quanh là rễ chùm.
Sau mỗi mùa mưa bão, khi đi thăm vườn và nhận thấy cây mít bị đổ ngã, bà con cần quan sát kỹ bộ rễ cây trong đất xem có còn liền không.
Nếu rễ cọc bị đứt hoặc gãy khỏi mặt đất thì xem như cây mít không thể phục hồi được nữa. Nếu thấy rễ cây mít chưa bị hãy hoàn toàn mà chỉ rách thì còn có thể phục hồi được. Khi đó, bà con cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Định hình lại cho cây mít
Bà con xem cây mít đổ về hướng nào để dựng ngược cây mít theo chiều đổ. Sau đó, dùng cây bắt chéo hình chữ y để cố định lại cây mít. Dùng dây buộc xung quanh cây mít theo hình tam giác, buộc cố định vào các cây chắc khỏe bên cạnh để cố định đầu dây.
Định hình lại gốc mít
- Bước 2: Cố định gốc cho cây mít
Sau đó, bà con cần lấp đất cho cây mít với mô đất rộng 2-3 mét và lấp đất quanh chân gốc, cao khoảng 20-30 cm, nén chặt đất xung quanh gốc mít để giữ cây mít không bị đổ ngã khi gặp mưa gió.
- Bước 3: Cắt tỉa cành cho cây mít
Tiếp đến là loại bỏ những bông và quả đang có trên cây, cắt bỏ những cành tăm, cành khô,… để cây mít tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây, phục hồi cây sau đổ ngã.
- Bước 4: Bổ sung dinh dưỡng cho cây
Dùng phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma bón cho cây. Mỗi cây bà con nên bón 5-10kg xung quanh tán mít. Như vậy bộ rễ chùm có thể tập trung dinh dưỡng nuôi bộ rễ cộc. Sau khi bón phân chuồng xong bà con cần tưới đẫm nước cho phân tan dần, giúp bộ rễ nhanh hấp thụ hơn và cây nhanh chóng phục hồi.
Lưu ý: bà con cần hạn chế bón phân hóa học, tránh làm tổn thương bộ rễ của cây vì trong giai đoạn này cây cần hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng từ phân hữu cơ để giúp rễ nhanh phục hồi và làm lành vết thương.
Thường xuyên tưới nước cho cây khi thời tiết khô hạn trong 2 tháng đầu tiên. Nếu mưa nhiều thì bà con cần thoát nước cho cây nhanh chóng.
Đến tháng thứ 3, sau khi cây đã phục hồi và ra bông, bà con cần chăm sóc theo đúng quy trình chăm sóc cây mít thời kỳ cây ra bông. Vào giai đoạn cây mới phục hồi sau khi bị tổn thương, khi bón phân, bà con cần chú ý đến lượng phân bón theo cách ban đầu bón ít rồi tăng dần lên để bộ rễ yếu ớt có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
Chúng tôi hy vọng với những kiến thức hữu ích mà chúng tôi chia sẽ về quy trình phục hồi cây mít bị đổ ngã sau mưa bão , bà con có thể ứng dụng cho vườn cây nhà mình.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất