SẦU RIÊNG RUỘT ĐỎ: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HIỆU QUẢ

SẦU RIÊNG RUỘT ĐỎ: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HIỆU QUẢ
Friday,
14/10/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Nếu là người yêu thích loại trái cây đặc biệt này, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sầu riêng không chỉ mang màu vàng óng mà người anh em của chúng còn có màu đỏ tươi dường như còn nổi bật và thơm ngon hơn rất nhiều. Sau đây, chúng tôi chia sẽ đến bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ hiệu quả.

Sầu riêng ruột đỏ lạ miệng

Giống sầu riêng này có nguồn gốc từ Malaysia. Tên khoa học của nó là Sukang hoặc Tabelak. Ở Malaysia, chúng mọc hoang trong các khu rừng, đó là lý do người dân địa phương còn gọi chúng là sầu riêng rừng.

Đặc điểm hình thái của sầu riêng ruột đỏ

Nhìn bề ngoài, những quả sầu riêng ruột đỏ không có gì khác so với những quả sầu riêng thông thường. Cây cao khoảng 5-6 m. Lá của nó dài và nhọn. Mặt trên của lá có màu xanh đậm bóng, mặt dưới của lá có màu vàng đồng đặc trưng.

Điểm đặc biệt nhất là ở quả của nó. Trong khi sầu riêng thông thường khi tách bỏ lớp vỏ ngoài sẽ lộ ra lớp cơm vàng óng thì loại sầu riêng này lại có cơm màu đỏ tươi như màu gấc. Hạt của nó cũng giống như hạt mít, còn cơm thì hơi khô và khi ăn sẽ có vị ngọt ngọt chua dịu lạ miệng.

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng ruột đỏ

Không chỉ thơm ngon mà theo các nhà khoa học, sầu riêng ruột đỏ còn có giá trị dinh dưỡng khá cao. Một 100g sầu riêng ruột đỏ cung cấp khoảng 147 Kcal năng lượng, chiếm gần 7% năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày.

Ngoài ra, sầu riêng còn có nhiều tác dụng khác nhau như là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Giúp xương và răng chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Đồng thời, màu đỏ của nó là do chứa Lycopene, rất tốt cho việc chống lại ung thư.

Cách trồng và chăm sóc sầu riêng ruột đỏ

Hiện tại loại cây này chưa được trồng rộng rãi ở nước ta nhưng để trồng được loại cây này cũng không quá khó.

- Lựa chọn giống

Hiện nay, hầu hết các giống sầu riêng ruột đỏ đều được trồng bằng cách nhân giống vô tính. Những cây con giống được chọn phải có đường kính thân khoảng 3 cm, cao khoảng 50 cm trở lên.

Chon-giong-sau-rieng-ruot-do

Chọn giống sầu riêng ruột đỏ

- Đất đai

Sầu riêng ruột đỏ khá dễ trồng nên bạn có thể trồng ở nhiều loại đất như đất cát pha, đất thịt, đất đỏ bazan nhưng đất phải tơi xốp, thoát nước tốt. Độ pH phải từ 5-7.

- Chuẩn bị hố trồng

Hố trồng phải có kích thước tối thiểu khoảng 60x60x60cm và trước khi đào cần nhổ bỏ cỏ dại và làm sạch đất. Sau đó, đối với mỗi hố đào bà con cần bón lót trước đó 1 tháng các loại phân sau: 20 kg phân chuồng hoai mục, 0,5 kg Lân, 1 kg vôi bột để khử trùng. Trộn đều với đất và lấp hố ủ.

- Thời vụ trồng sâu riêng ruột đỏ

Ở nước ta, giống sầu riêng này nên trồng vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm để cây sinh trưởng nhanh, ít phải tưới nước.

- Kỹ thuật trồng sầu riêng ruột đỏ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ (hố trồng, cây giống), bà con dùng dao rạch phần đáy bầu đất. Bà con dùng kéo cắt bỏ phần rễ thừa quấn quanh phía dưới (nếu có) và đặt cây vào hố cho sạch sẽ. Sau đó, cắt một đường dọc túi nilon và từ từ tháo túi ra sao cho đất trong bầu không bị vỡ.

Khi trồng cần chú ý tránh làm cây con bị trầy xước. Cho cây vào từng hố trồng và nén nhẹ đất bằng 2/3 chiều cao bầu rồi rải 5-10g phân lân nung chảy hoặc Super lân xung quanh. Sau đó bà con lấp đất đầy hố rồi nén nhẹ sao cho đất vừa ngang mặt bầu rồi làm bồn xung quanh để giữ nước tưới khi cần thiết.

Mách nhỏ: Để cây phát triển tốt, ban đầu bà con cần phải cắm thêm một cọc tre cho cây để cây không bị đổ ngã do mưa gió. Nếu trời quá nắng, bà con có thể dùng cành, lá cây khác che bớt nắng cho cây.

- Bón phân cho cây sầu riêng ruột đỏ

Bon-phan-cho-cay-sau-rieng-ruot-do

Bón phân cho cây sầu riêng ruột đỏ

Để cây tươi tốt và sớm kết trái, bà con cần bón thêm phân b1on cho cây. Bà con nên bón kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học cho cây.

Với phân hữu cơ, bà con cần bón cho cây 5 kg / gốc/ 1 năm tuổi.  Sau mỗi năm bón tăng thêm khoảng 20% là phù hợp. Loại phân hóa học phổ biến sử dụng cho cây ăn quả chính là phân NPK 16-16-8-13S bón cho từng cây. Bón phân lần sau sẽ bón theo từng giai đoạn, nhất là khi cây chuẩn bị ra chồi non.

- Tỉa cành, tạo tán cho cây Sầu Riêng ruột đỏ

Cây sầu riêng nên được cắt tỉa, tạo tán ngay từ khi còn nhỏ. Khi mới trồng, chỉ để lại ngọn và cắt bỏ tất cả các chồi gốc. Khi chiều cao của cây đạt 2 m, bà con cần cắt tỉa khéo léo để loại bỏ những cành thừa, cành xấu khô héo chỉ để 1 thân chính phát triển.

- Thu hoạch sầu riêng ruột đỏ:

Thu-hoach-sau-rieng-ruot-do

Thu hoạch sầu riêng ruột đỏ

Từ năm thứ 3 cây bắt đầu cho quả đều. Khi quả đạt kích thước lớn nhất và vỏ hơi nứt ra, có mùi thơm đặc trưng là có thể thu hoạch quả. Bà con thu hoạch dần và bảo quản nơi thoáng mát sẽ giữ được hương vị và độ tươi của sầu riêng lâu hơn.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ để cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: