-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TẠI SAO CÀ PHÊ ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU Ở TÂY NGUYÊN?
Tuesday,
10/05/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Nhắc đến cà phê là mọi người lại nhắc đến Tây Nguyên. Hay nói cách khác, người Việt Nam chúng ta luôn hiểu rằng mảnh đất bazan màu mỡ, đầy nắng và gió ấy chính là thủ phủ cà phê của đất nước. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao cà phê lại được trồng nhiều ở Tây Nguyên như vậy?
Xét về mặt địa lý
Cà phê là loại cây trồng ngoại nhập, có nguồn gốc từ Châu Mĩ nên không dễ thích nghi với điều kiện đất đai cũng như khí hậu tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tây Nguyên lại là thiên đường cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển là do những yếu tố chính như sau:
Thứ nhất, về đất đai, Tây Nguyên là vùng có diện tích đất đỏ bazan lớn nhất tại Việt Nam với tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng và phân bố tập trung tại những mặt bằng rộng lớn. Đây là loại đất phù hợp để trồng cà phê và điều đó chính là chìa khóa để nơi đây có thể hình thành những nông trường và vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước.
Đất đỏ bazan phù hợp để trồng cà phê
Thứ hai, độ cao lý tưởng của địa hình Tây Nguyên là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của cây cà phê. Ở đây có sự phân hóa độ cao rõ rệt từ 400m đến trên 1000m. Trên các cao nguyên dưới 500m, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển cây cà phê vối, trong khi tại các cao nguyên trên 1000m thì thích hợp trồng cà phê chè do có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm.
Thứ ba, khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô rõ rệt là điều kiện tốt để người dân trồng, thu hoạch cũng như bảo quản cà phê một cách thuận lợi.
Thứ tư, ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên này, ngoài có lượng mưa tương đối ổn định thì lượng nước từ các sông và nguồn nước ngầm cũng có giá trị thủy lợi to lớn trong phát triển trồng cà phê.
Xét về điều kiện kinh tế – xã hội
Ngoài yếu tố tự nhiên thì yếu tố kinh tế xã hội cũng đóng góp vào việc đưa Tây Nguyên trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam. Một số điểm mạnh của yếu tố kinh tế xã hội có thể kể đến như sau:
Về nguồn nhân lực, ngoài lực lượng lao động bản địa thì ngành cà phê tại Tây Nguyên còn hấp dẫn lao động từ các vùng khác trong cả nước, hình thành nên một lực lượng lao động dồi dào cho ngành trồng cà phê nơi đây.
Nguồn nhân lực đóng góp vào việc phát triển của ngành cà phê Tây Nguyên
Về cơ sở vật chất kĩ thuật, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp này. Bằng việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê, năng suất cà phê ngày một cao hơn và chất lượng cũng tốt hơn.
Về thị trường tiêu thụ, cà phê là thức uống được yêu thích ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì lẽ đó mà ngoài thị trường trong nước thì thị trường quốc tế cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng. Do đó nước ta rất chú trọng vào việc mở rộng và phát triển cây cà phê tại vùng được xem là thủ phủ cà phê của cả nước.
Những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đã đưa Tây Nguyên thành thủ phủ cà phê của cả nước. Vì lẽ đó mà ngày nay cà phê không chỉ là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của vùng mà còn của cả nước.
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất