-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TỈA TRÁI SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI NON
Thursday,
15/06/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Tỉa trái sầu riêng giai đoạn nuôi trái non là một công việc thiết yếu mà hầu hết các nhà vườn sầu riêng đều phải làm trong thời gian này. Trên thực tế, nhiều nhà vườn vẫn nghĩ, khi cây mang trái nhiều thì sẽ đậu càng nhiều, trái đậu bao nhiêu thì để hết bấy nhiêu, nhưng không xem lại cây có đủ sức nuôi hay không. Bài viết này sẽ đưa ra cách tỉa trái sầu riêng nhằm giúp nâng cao chất lượng trái, giúp cung cấp cây đủ dinh dưỡng để nuôi trái, không bị méo trái.
I. THỜI ĐIỂM TỈA TRÁI SẦU RIÊNG
Sau khi đậu trái khoảng 15-20 ngày thì có thể bắt đầu tỉa.
Để cho các quả phát triển đồng đều, loại bỏ đi những quả bị lép múi và hình dáng quả không đẹp, ta tiến hành tỉa quả. Tỉa quả được chia làm 3 lần chính:
Thời điểm tỉa trái sầu riêng
1. Tỉa trái sầu riêng lần 1
Trái được 3-4 tuần sau khi hoa nở và kết thúc trước khi quả phát triển nhanh (vào khoảng tuần thứ 5). Thời điểm này quả Sầu riêng có kích thước bằng hạt mít.
2. Tỉa trái sầu riêng lần 2
Trái được 8 tuần sau khi hoa nở (quả bằng quả trứng gà).
3. Tỉa trái sầu riêng lần 3
Trái được 10 tuần sau khi hoa nở (quả bằng nắm tay).
II. KỸ THUẬT TỈA TRÁI SẦU RIÊNG
Cách tỉa: tỉa từ từ, chia làm 3 lần tỉa, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
1. Những trái sầu riêng cần phải được tỉa bỏ
- Ưu tiên tỉa hoàn toàn các bông ra sau (không cùng 1 cổ bông) vì các bông này sẽ hút dinh dưỡng rất mạnh có thể làm rụng trái. Trường hợp cây chưa đủ trái thì bạn vẫn có thể để đợt bông sau nhưng với điều kiện cây phải khỏe, đủ lực.
- Tỉa trái trên cành.
- Tỉa trái trong chùm.
- Những trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm trái, trái méo, trái bị sâu bệnh.
- Tỉa trái cong vẹo, dị dạng.
- Cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống.
2. Kỹ thuật tỉa trái sầu riêng
Tùy thuộc vào sức của từng cây và độ to của từng cành mà chừa số lượng phù hợp sao cho đủ sức của cành và của cây nuôi.
Kỹ thuật tỉa trái sầu riêng
- Lần 1: Trái được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa bỏ những trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm trái, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 trái/chùm).
- Lần 2: Trái được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa trái cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 trái/chùm).
- Lần 3: Trái được 10 tuần sau khi hoa nở: Cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái.
Chỉ để 2-3 trái/chùm, khoảng 70-120 trái/cây (tùy theo độ tuổi và sức của cây). Trong trường hợp đang nuôi trái mà có hiện tượng rụng trái thì tiến hành tỉa bớt một số trái, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các trái còn lại.
Chú ý: Sau khi tỉa quả ta tiếp tục thực hiện việc bón phân, tưới nước theo quy trình. Ngoài ra, để đạt được năng suất cao cũng cần thường xuyên theo dõi để phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho sầu riêng.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật tỉa trái sầu riêng giai đoạn nuôi trái non. Hy vọng với những thông tin trên, bà con có thể áp dụng một cách hiệu quả, giúp cây sầu riêng đạt năng suất tốt hơn. Bên cạnh đó, bà còn cũng cần biết kỹ thuật dưỡng lá, dưỡng trái cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái để làm tăng tỷ lệ đậu trái, cải thiện năng suất cũng như chất lượng cây sầu riêng nhé!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất