-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NHỮNG YẾU TỐ DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LOẠI CÂY CÓ MÚI
Tuesday,
24/08/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Cũng giống như những loại cây trồng khác, để sinh trưởng và phát triển tốt, cây có múi cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu thiếu dinh dưỡng, cây bị còi cọc, ra hoa và đậu quả yếu, quả bị còi cọc. Ngoài ra cây có múi cũng khá mẫn cảm với chất dinh dưỡng và nước tưới. Vì vậy bà con cần tìm hiểu các yếu tố dinh dưỡng cho cây có múi để cung cấp cho cây phù hợp.
Những thành phần dinh dưỡng quan trọng cần cho cây có múi
Khi trồng cây có múi, bà con cần cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho cây, việc thừa hay thiếu dinh dưỡng đều làm cho cây chậm phát triển, ảnh hưởng đấn chất lượng quả và năng suất cảu cây.
Vai trò của đạm đối với cây có múi
Vai trò của đạm đối với cây có múi
Đạm hay còn gọi là Notơ là thành phần rất quan trọng đối với cây có múi. Nitơ là một trong những thành phần có trong chất diệp lục của cây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lá cây và hình thành hoa. Ngoài ra, Nitơ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa, đậu quả và phát triển của cây.
Vai trò của lân đối với các loại cây có múi
Phân lân hay còn gọi là phosphate giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp của cây cũng như các hoạt động liên quan đến vận chuyển và hình thành đường. Ngoài ra lân cũng hỗ trợ các hoạt động enzyme của cây, quá trình hình thành hoa và làm cho chất lượng quả tốt hơn. Ngoài ra, lân còn là một trong những thành phần tạo nên ATP và ADP, chính là những chất có vai trò trong quá trình hình thành mầm, phát triển thân cây, rễ cây. Giúp cho cây lớn nhanh và phục hồi tốt.
Vai trò của Kali đối với cây có múi
Kali đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và hoạt động của chất béo, các protein, Carbohydrate và chất diệp lục. Kali giúp duy trì được sự cân bằng nước và muối trong tế bào của cây, nhờ đó cây có sức đề kháng cao hơn, khả năng đậu quả cũng tốt hơn. Kali còn hỗ trợ hạn chế mọc chồi non lúc cây đang ra hoa, làm cho khả năng hô hấp và hút nước được tốt hơn.
Vai trò của Kali đối với cây có múi
Bên cạnh kali còn một số loại nguyên tố khác như kẽm, boron, sắt, calcium, magnesium, mangan, Cu,...cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây có múi. Vì thế bà con cần bổ sung đầy đủ các chất này cho cây để cây phát triển tốt, tạo quả to và đạt chất lượng, từ đó cây đạt năng suất cao hơn.
Thiếu hụt dinh dưỡng cây có múi biểu hiện như thế nào?
Khi thiếu chất dinh dưỡng, cây có múi thường chậm phát triển, quả bị biến dạng, chất lượng quả không đạt. Vì vậy bà con cần nhận biết các biểu hiện này để có hướng khắc phụp kịp thời.
Triệu chứng khi cây có múi thiếu đạm
Khi thiếu đạm, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng, lá nhỏ hơn bình thường, cành cây sẽ khô dần và chết, cành non cũng không phát triển, chồi mọc ngắn, quả non do thiếu chất nên cũng không phát triển và bị rụng.
Triệu chứng của cây có múi khi thiếu lân
Thiếu lân làm cho chất lượng quả kém. Quả có dấu hiệu bị biến dạng, vỏ dày hơn, lõi bị rỗng và thô. Quả thường mềm, ít nước và chua. Khi thiếu lân bà con khó nhận biết vì lân ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả, chỉ khi kiểm tra quả bà con mới biết. Tuy nhiên, nếu thiếu lân nhiều, lá cây sẽ chuyển sang màu xanh sạm, cây cũng dễ đổ ngã hơn.
Triệu chứng khi thiếu Kali ở cây có múi
Thiếu Kali cây sẽ chậm phát triển, lá nhỏ và sẽ dần chuyển sang màu vàng hoặc màu đồng, sau đó rụng đi. Cành cây do thiếu chất sẽ bị giảm sức đề kháng, tỷ lệ nở hoa cũng giảm. Khi cây ra quả, phần vỏ mỏng hơn và mịn có kích thước nhỏ, bị chuyển màu sớm.
Thiếu một số thành phần dinh dưỡng khác
- Khi cây thiếu Canxi, rễ sẽ kém phát triển, lá thường bị quăn và hoại tử. Trái sẽ bị đắng, nứt, dễ úng nước nếu như bảo quản kém.
- Thiếu Magie, phần cuống lá sẽ có đặc điểm chữ V ngược màu xanh mà bà con có thể quan sát nhận biết được bằng mắt.
Triệu chứng thiếu kẽm
- Nếu bị thiếu kẽm nhẹ, lá sẽ bị lốm đốm, còn nếu thiếu nhiều đốm vàng sẽ lan rộng ra hơn. Gân lá vẫn có màu xanh nhưng lá úa vàng, kích thước lá nhỏ hơn.
Trồng và chăm sóc cây là một quá trình cần nhiều thời gian và công sức, để cây đạt năng suất cao, bà con cần nắm rõ các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, các triệu chứng khi cây bị thiếu chất để kịp thời bổ sung. Hy vọng kiến thức mà chúng tôi chia sẽ sẽ giúp ích cho bà con. Chúc bà con một vụ mùa bội thu.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất