-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA VÀ CHĂM SÓC CÂY VẢI GIAI ĐOẠN KINH DOANH
Thursday,
16/09/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới. Giống vải được ưa chuộng ở Việt Nam là vải thiều, được trồng nhiều ở các tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Trong quá trình sinh trưởng trước thời kỳ đậu quả, cây vải có thời kỳ nghỉ nghỉ sinh trưởng để thực hiện việc phân hóa mầm hoa. Vậy để xử lý hoa và chăm sóc cây vải giai đoạn kinh doanh, bà còn cùng tham khảo các bước sau nhé:
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY VẢI PHÂN HÓA MẦM HOA
Sau khi trồng được 2-3 năm tuổi thì cây vải bước vào thời kỳ cho quả. Tuy đã có thể ra hoa song quá trình sinh trưởng vẫn chiếm ưu thế. Vậy để cây phân hóa mầm hoa bà con cần làm gì?
Có 2 yếu tố ngoại cảnh tác động đến quá trình phân hóa mầm hoa của cây vải bao gồm nhiệt độ và nước. Để nghỉ sinh trưởng thực hiện phân hoá mầm hoa, cây vải cần có một quỹ khô và lạnh trong thời gian 200 giờ với nhiệt độ từ 13 độ trở xuống.
- Để cây vải ra quả phải trải qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 là vào tháng 11,12 hằng năm, là thời kỳ cây vải hình thành đọt hoa, thời kỳ này cây cần thời tiết khô và lạnh.
+ Giai đoạn 2 là giai đoạn ra hoa, khoảng tháng 2, tháng 3 khi cây bắt đầu nở hoa và đậu quả, cây cần thời tiết khô ráo và mát mẻ. Nếu thời gian này, nhiệt độ quá lạnh hoặc có mưa phùn thì sẽ làm chết hạt phấn, cây không đậu được quả hoặc đậu quả với tỷ lệ thấp.
CÁCH XỬ LÝ NGĂN LỘC ĐÔNG GIÚP VẢI PHÂN HÓA MẦM HOA
- Để vải chính vụ có thể phát hoa đúng thời điểm, có chùm hoa lớn, cho năng suất cao thì đợt lộc cuối cùng phải nhú trước ngày 31/10.
- Giai đoạn đầu tháng 11 đến cuối tháng 12, những cây vải khỏe với bộ lá dày bắt đầu nhú đợt lộc cuối cùng trong năm là vào tháng 10, khi đó, bà con không được tưới ẩm cho vườn vải.
- Ngoài ra, bà con cũng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế lộc đông bằng cách dung dao sắc khoanh đường xoắn từ 1 đến 3 vòng tròn/ cành ở các cành cấp 2, cấp 3 của cây. Vòng cách vòng 1,5-2 cm, lưu ý vết khoang chỉ vừa chạm đến gỗ là được.
- Bà con chỉ khoang ở những cành cây đang sinh trưởng tốt, có khả năng ra lộc đông. Bà con chọn khoanh ở những cây có lá đã thành thục và chuyển sang màu xanh sẫm. Cần bớt lại 10-15% số cành không khoanh để cây có đủ nhựa luyện nuôi bộ rễ.
Khoanh cành cho cây vải
- Cùng lúc đó, bà con dung cuốc vỡ lật đất thành 1 vòng tròn xung quanh tán cây với chiều rộng 40-50 cm, sâu 25-30 cm để phơi ải đất. Cách này vừa làm đứt rễ tơ đang hoạt động mạnh, vừa làm cho đất chóng khô, hạn chế cây hút nước và hạn chế ra lộc động.
CHĂM SÓC CÂY VẢI THỜI KỲ KINH DOANH
- Sau thu hoạch vụ trước
Cắt tỉa cành cho cây vải
+ Bà con cắt tỉa các cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh, kết hợp bón 30-50 kg phân chuồng hoai mục 0,35 kg Urea, 0,25 kg KCL, 0,4 kg Super Lân để cây ra lộc thu (đợt lộc cuối cùng trong năm).
+ Ngoài ra, bà con có thể sử dụng kết hợp Humic 999 hoặc Bio Delta tưới gốc giúp cây bung đọt mạnh.
- Bón thúc hoa
+ Đến khoảng tháng 2 năm sau là lúc bà con tiến hành bón phân thúc hoa. Lượng bón như sau: 0,15 kg Urea + 1-2 kg super lân + 0,1-0,5 kg KCl cho 10 m2 diện tích bóng tán. Bón vào rãnh quanh bóng tán đã cuốc lật từ đầu mùa đông. Mỗi loại phân thả thành 3-5 điểm. Sau đó tiến hành bơm xả nước trực tiếp vào cho tan phân và ngấm xuống phần rễ đang hoạt động bên dưới.
- Bón nuôi quả
+ Sau khi cây đậu quả 10-15 ngày: bón 0,1 kg Urea cho 10 m2 diện tích bóng tán. Sau 5 ngày tưới lại lần 2.
+ Sau khi bón đạm 15-20 ngày, lúc này trái bằng ngón trỏ, bà con tiếp tục bón Kali 0,1-0,2 kg cho 10 m2 diện tích bóng tán. Bón lần 2 sau 15 ngày.
+ Bà con phun thêm Canxi bo, Ruby định kỳ 7 ngày/lần nhằm bổ sung vi lượng cho cây, giúp to trái và hạn chế nứt trái.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
- Giai đoạn cây ra các đợt lộc: Giai đoạn này sâu bệnh phát triển rất mạnh, trung bình mỗi đợt lộc cần phun thuốc từ 2-3 lần vào thời điểm mới nhú lộc và thời điểm ra lộc rộ.
- Giai đoạn phân hóa mầm hoa: Phòng ngừa nhện lông nhung, bọ xít, rệp muội, sâu đo. Bệnh sương mai, thán thư cho cây.
- Giai đoạn quả non đến chín: Phòng ngừa sâu đục quả, ruồi đục quả, bệnh thán thư, sương mai và nứt quả.
Vậy để cây vải cho năng suất cao với các chùm vải mọng nước, bà con cần biết cách xử lý hoa và chăm sóc cây thời kỳ kinh doanh. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẽ sẽ mang đến cho bà con nông dân một vụ mùa bội thu.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất