-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BỆNH CHẢY GÔM TRÊN CÂY CÓ MÚI
Monday,
30/05/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Bệnh chảy gôm là bệnh do nấm Phytophthora trong đất gây ra. Bệnh xuất hiện trên cây có múi, thường phát sinh ở phần sát gốc cây tiếp giáp với mặt đất hoặc cách mặt đất khoảng từ 20 - 30cm. Khi bị bệnh, cây bị chảy nhựa hay chảy mủ ở thân. Để phòng trừ bệnh này, bà con nông dân cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có cách phòng trị hiệu quả.
Nguyên nhân cây bị bệnh
Đây là bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, khi thời tiết có ẩm độ cao, nấm Phytophthora sẽ phát triển đặc biệt là ở những vườn cây lâu năm, ít tỉa cành, hoặc vườn ngập nước, thoát nước kém.
Bệnh lây lan nhờ nước mang du động bào tử và sợi nấm từ nơi này qua nơi khác. Những nền đất có độ ẩm cao, ngập úng thường dễ bị chảy gôm.
Dấu hiệu nhận biết
Có nhiều cách để nhận biết các triệu chứng của bệnh chảy gôm trên cây có múi. Trên vỏ cây ở giai đoạn đầu mới phát sinh bệnh chảy gôm thường bị úng nước, thối nâu, có hình dạng không định hình. Sau đó vết bệnh khô và hơi lõm về phía trong thân, xuất hiện những vết nứt và chảy gôm.
Cây bị bệnh, thân cây xuất hiện những vết nứt chảy gôm
Triệu chứng bệnh chảy gôm trên cây có múi còn xuất hiện trên rễ với hiện tượng thối hỏng rễ, bộ rễ có ít rễ tơ, rễ ngắn. Theo đó, phần vỏ bị thối rất dễ tuột, cây không hút được dinh dưỡng làm cho cây có biểu hiện dạng mất nước, sinh trưởng kém, lá chuyển vàng và rụng nhiều.
Ngoài ra, quan sát cây bị bệnh bà con sẽ thấy ở nơi thường có nước mưa đọng kéo dài, mặt vỏ ẩm ướt và ở phần gốc rễ, cổ rễ là nơi gần mặt đất có độ ẩm cao, đất quá ẩm làm cho bệnh phát triển mạnh. Cây bị bệnh sẽ phát triển kém, cằn cỗi sau đó chết.
Cách phòng bệnh cho cây
Bà con cần chọn cây giống sạch bệnh, có bộ rễ khoẻ mạnh vì nấm Phytophthora là nấm tồn tại trong đất. Đặc biệt, bà con cần lưu ý không sử dụng cây giống bị vàng lá vì có thể đem nguồn bệnh tới vùng trồng mới.
Bên cạnh đó, bà con cũng cần thường xuyên tỉa cành tạo tán giúp cho cây được thông thoáng, mặt đất lấy được đủ ánh sáng làm giảm độ ẩm, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh gây hại.
Tỉa cành, tạo tán cho cây
Bà con cũng lưu ý ở vùng đất trồng cây, bà con phải có hệ thống mương rãnh thoát nước tốt, phá váng bề mặt vào mùa mưa.
Để chăm sóc cây, bà con cần sử dụng phân hữu cơ vi sinh học, phân chuồng hoai mục ủ với chế phẩm vi sinh Trichodemar để phòng trừ nấm bệnh tồn tại trong đất. Bà con có thể quét vôi vào gốc cây hai lần vào đầu và cuối mùa mưa, chiều cao của vết quét ít nhất là 50cm kể từ gốc cây. Vôi có tác dụng làm hạn chế sự nảy mầm của bào tử nấm.
Ngoài ra, nếu phát hiện cây trồng có dấu hiệu bị bệnh chảy gôm, bà con có thể dùng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây ăn quả có múi để phun trừ hoặc quét trực tiếp lên thân cây vào vùng nhiễm bệnh.
Như vậy, việc nắm rõ nguyên nhân cây bị bệnh chảy gôm là yếu tố quan trọng để giúp người dân phòng ngừa bệnh này. Bên cạnh đó, để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, theo hướng bền vững, bà con nông dân tham khảo thêm cách sử dụng phân hữu cơ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất