BỆNH THÁN THƯ SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH THÁN THƯ SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
Tuesday,
23/08/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Sầu riêng là một trong những cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây rất khó tính do không chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ngập úng hay hạn mặn. Bên cạnh đó, sầu riêng cũng thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công vào mùa mưa, trong đó có bệnh thán thư.

Nguyên nhân cây bị bệnh:

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng là do nấm Colletotrichum spp gây ra.

Điều kiện phát triển bệnh:

Bệnh phát triển và lây lan nhanh chủ yếu trong mùa mưa hoặc ở những vườn cây rậm rạp, không thông thoáng và thiếu ánh sáng. Ngoài ra, bệnh còn phát sinh ở những vườn cây chăm sóc kém, thiếu phân. Đối với vườn nước tưới không đầy đủ thì bệnh sẽ gây hại nặng hơn, vì khi lá thiếu dinh dưỡng, lá yếu và mỏng thì nấm bệnh dễ dàng tấn công vào. Bên cạnh đó, bệnh này cũng phổ biến khi bà con trồng cây trên đất xấu, ít chất hữu cơ, gió mạnh và không được che mát giữ ẩm thích hợp.

Biểu hiện:

La-sau-rieng-bi-benh-than-thu

Lá sầu riêng bị bệnh thán thư

Bệnh thường xuất hiện ở lá già. Quan sát bà con sẽ thấy vết bệnh ban đầu chỉ là một vết cháy rất nhỏ ở chót lá, sau đó cháy lan dần lên, gây khô cháy lá, rụng lá, trơ cành. Hoặc bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá là do công trùng cắn, do gió làm rách lá hay trong quá trình chăm sóc làm lá bị tổn thương. Ngoài ra, ở giai đoạn cây ra hoa, trái, bệnh xuất hiện làm rụng hoa và trái non của cây rất nghiêm trọng.

Phòng trị:

Để phòng bệnh hay trị bệnh khi bệnh mới xuất hiện, bà con có thể dùng thuốc có hoạt chất ngừa bệnh cho cây như: Mancozeb, Hexaconazole, Phosphonate (Lân ion)... Trong trường hợp bệnh nặng, bà con cần xử lý ngay bằng các hoạt chất đặc trị bệnh như: Metalaxyl, Azoxystrobin + Difenoconazole, Azoxystrobin + Probiconazole... Bà con phun từ 2-3 lần đến khi thấy vết bệnh khô lại, mỗi lần phun phải sử dụng các gốc thuốc khác nhau.

Bà con cần lưu ý: Tuy đây là bệnh thường gặp và có thể phòng trị được nhưng bà con vẫn lo sợ vì có nhiều nhà vườn đã phòng trị nhưng bệnh không khỏi. Có nhiều nguyên nhân như sau:

- Thứ nhất là do bà con không phun đúng loại thuốc đặc trị bệnh cho cây.

- Thứ hai, dù bà con đã phun đúng thuốc nhưng lần phun nào cũng chỉ sử dụng đúng 1 loại thuốc gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến việc phòng trị bệnh không thực sự hiệu quả.

Ngoài ra, bà con cũng cần chú trọng chăm cây thật tốt, bón phân cân đối, bón nhiều phân hữu cơ, giúp bộ lá khỏe - dầy – bóng, nhờ đó sẽ hạn chế tối đa tình trạng nấm bệnh tấn công cây.

Bên cạnh đó, bà con cần chú ý phòng trừ côn trùng chích hút như rầy, bọ cánh cứng vì chúng có thể gây ra những vết thương và mở đường cho nấm bệnh tấn công.

Benh-than-thu-tren-bong-sau-rieng

Thán thư do nấm gây đen bông, vết bệnh thường khô và trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng.

Đối với cây sầu riêng, một trong những nguyên nhân chính gây rụng bông và rụng trái non là do bệnh thán thư gây hại. Nếu bà con không diệt sạch mầm bệnh ngay từ lúc đầu thì đây sẽ là nguồn lây lan bệnh sang bông và trái sau này. Đối với giai đoạn cây ra hoa và đậu trái, bà con cần phun xịt thán thư định kì nhằm hạn chế dịch bệnh tấn công cây.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con Nguyên nhân bệnh Thán thư phát sinh trên cây Sầu riêng và cách Phòng trị. Để cây đạt năng suất cao, bà con cần áp dụng Bí quyết dưỡng Cành Quả cho cây và hiểu rõ vai trò cũng như tác dụng của Cành Bơi. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: