-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG
Monday,
24/01/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Bệnh đốm nâu hại thanh long xuất hiện ở một số vùng trồng thanh long tại các địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An. Tuy mới xuất hiện nhưng bệnh có tốc độ lây lan nhanh trên diện rộng và có sức gây hại mạnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con biện pháp để phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đốm nâu
Biểu hiện bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Bệnh đốm nâu do loại nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bào tử của nấm gây bệnh nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi sau đó xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh đốm nâu gây hại cả trên thân cành và trái thanh long. Bệnh làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối, khô từng mảng. Những đốm này khiến cho vỏ trái thanh long sần sùi thối, khô làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng. Để bà con kiểm soát tốt bệnh đốm nâu. Người làm vườn nên áp dụng biện pháp tổng hợp kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết cùng quy trình xử lý nghiêm ngặt sau khi thu hoạch vụ mùa trước đến lứa trái tiếp sau.
Biện pháp phòng trừ và bón phân cho thanh long hợp lý
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu
-
Biện pháp canh tác
- Sử dụng giống sạch bệnh để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tiến hành dọn sạch cỏ dại trong vườn nhằm hạn chế bệnh hại phát sinh và lây qua cây trồng.
- Vào mùa mưa không nên tưới nước vào tán cây thanh long, vào mùa nắng không nên tưới vào chiều tối.
- Bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học để tiêu hủy cành, quả khi bị bệnh để tránh bệnh lây lan sang các cây khác.
-
Sử dụng phân bón thanh long hợp lý
- Cần phải sử dụng phân bón hợp lý cân đối, tránh trường hợp bón thừa phân đạm và dùng nhiều chất kích thích sinh trưởng.
- Bà con nên tăng cường bón các loại phân bón cho thanh long như sau: bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục cũng như việc bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silíc để tăng sức đề kháng cho cây.
-
Biện pháp sử dụng thuốc hóa học
Sử dụng vôi bột để khử trùng bằng cách rắc vôi trên mặt đất với liều lượng khoảng từ 1 - 2 tấn/ha.
Thường xuyên đi kiểm tra vườn để phát hiện bệnh kịp thời và phun trừ khi bệnh mới xuất hiện.
Tạm thời sử dụng luân phiên các thuốc chứa hoạt chất sau:
-Thuốc chứa hoạt chất Azoxytrobin + Difenoconazole (Amistar Top 325SC; Aviso 350 SC; Maxtatopgol 333SC; Myfatop 325SC; Keviar; Upper)
- Có thể dùng hỗn hợp Azoxytrobin (Amistar 250SC) và Difenoconazole (Score 250EC; Fugimaster 250EC; Score Gold 479EC; Tilt Super 250EC ...)
- Sử dụng các loại thuốc gốc đồng (Norshield 86.2 WG; Copper Sulfate; Cuprous Oxide, Copper Hydroxide…)
Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bà con kiến thức để giúp bà con có biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả. Bên cạnh việc phòng bệnh thì bà con cũng cần lưu ý về tình trạng cây ăn trái không cho quả và cách để khắc phục nhằm đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn. Kính chúc bà con thu được vụ mùa bội thu.
Nguồn VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất