-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÂY ỚT HIỆU QUẢ
Saturday,
09/04/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Ớt là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Loại quả này có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhưng ngày nay nó được trồng ở khắp nơi trên thế giới và được mọi người sử dụng làm gia vị, làm rau và thuốc chữa bệnh. Nhiều người lầm tưởng trồng ớt không tốn công chăm sóc như thực tế cây ớt cũng dễ mắc nhiều loại bệnh như thán thư, đốm lá, bệnh héo xanh vi khuẩn,… Trong đó bệnh khảm lá (xoăn lá) do virus thường rất nguy hiểm. Vì vậy bà con trồng ớt cần nắm rõ các biện pháp phòng trừ bệnh khảm virus trên cây ớt hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh:
Đây là loại bệnh gây hại nặng cho cây ớt từ giai đoạn cây ra hoa kết trái cho đến lúc chuẩn bị thu hoạch trở về sau.
Triệu chứng của bệnh bọ trĩ
Khi cây ớt bị nhiễm bệnh, bà con có thể quan sát và thấy triệu chứng rõ nhất thể hiện trên lá non. Khi đó, đọt lá nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn. Cây trở nên giòn và dễ gãy.
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh diễn biến ngày càng nặng, cây càng còi cọc, chậm phát triển.
Hoa cũng bị vàng, teo nhỏ và rụng dẫn đến cây rất ít trái, nếu có trái cũng nhỏ và vặn vẹo dẫn đến năng suất suy giảm. Thậm chí, cây có thể bị chết nếu không có phương pháp trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh:
Đây là loại bệnh do virus gây ra mà đối tượng trung gian lan truyền virus gây bệnh là các loài côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn… Khi mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều. Các loại dụng cụ lao động, hạt giống cũng có thể chứa các virus truyền bệnh.
Thời điểm bùng phát dịch bệnh thường là vào mùa nắng nóng, điều kiện ẩm và nhiệt độ đều cao. Ngoài ra, mùa mưa cây cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng nhẹ hơn. Không chỉ có cây ớt mà các loại cây trồng khác như cà chua, dưa, khoai tây, đậu… đều có thể trở thành “nạn nhân” của căn bệnh này.
Biện pháp phòng trừ:
- Để ngăn ngừa bệnh, ngay từ lúc chọn giống, bà con nông dân nên chọn các giống ớt kháng bệnh, tuyệt đối không sử dụng nguồn giống ở những ruộng đã bị bệnh.
- Trong quá trình sinh trưởng của cây, bà con cần bón phân đầy đủ, cân đối để tăng cường sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chọi với sâu bệnh tốt hơn.
Tưới nước và bón phân cho cây ớt
- Trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành, bà con cũng cần vệ sinh tay chân và các dụng cụ lao động (dao, kéo…) cẩn thận.
- Trường hợp phát hiện bệnh muộn và bệnh đã nặng, bà con nên nhổ và tiêu hủy triệt để cây bị bệnh nhằm cắt đứt nguồn lây lan bệnh.
- Bà con cũng cần phun định kỳ các dòng sản phẩm trừ sâu hại, côn trùng chích hút (nhện đỏ, rầy mềm, bọ trĩ) cho cây.
- Khi cây bị bệnh, bà con nên phun các dòng sản phẩm kháng virus nhằm tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của virus, nấm bệnh gây hại. Cụ thể, bà con sử dụng 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp với 50ml chế phẩm nano bạc đồng plus pha với bình 20 lít nước phun đều bao phủ dạng sương mù lên tán lá, thân. Bà con phun xịt 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày. Sau khi cây hết bệnh, bà con chuyển qua công thức phun phòng bệnh định kỳ 7-10 ngày/lần.
Với nguồn gốc sinh học, sản phẩm không những có hiệu quả trừ bệnh cao mà đồng thời không để lại dư lượng trong nông sản, phù hợp sử dụng trong các chương trình sản xuất nông sản sạch, đảm bảo năng suất mùa vụ cho bà con nông dân.
Vậy để cây ớt xanh tốt và ít sâu bệnh, bà con nên chủ động phòng ngừa để cây phát triển tốt, kháng bệnh tốt và có những vụ mùa bội thu. Ngoài ra, bà con cũng cần tham khảo thêm bài viết về quy trình bón phân lót đúng kỹ thuật để cây đạt năng suất cao.
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất