CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HÀNH LÁ BỊ CHẾT HÉO RŨ DO NẤM VÀ VI KHUẨN

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HÀNH LÁ BỊ CHẾT HÉO RŨ DO NẤM VÀ VI KHUẨN
Sunday,
24/04/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Hành lá là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là cây thân thảo, có mùi đặc biệt, được trồng khắp nơi ở nước ta. Trong những năm vừa qua, tại đất trồng hành Hải Dương, nhiều diện tích hành bị chết vì héo rũ dù bà con đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ bệnh hóa học phun cho hành mà không thể cứu vãn nổi. Vậy để khắc phục tình trạng này, bà con hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh:

Hiện tượng hành non bị chết rũ là do một số loài nấm héo rũ và vi khuẩn thối nhũn tồn tại trong đất trồng hay củ giống xâm nhập và gây hại. Trong đó, chủ yếu là do vi khuẩn thối nhũn xâm hại. Các vi sinh vật này có khả năng kháng thuốc hóa học rất cao. Riêng loài vi khuẩn héo rũ thì thuốc hóa học không thể trị được.

Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh:

- Trên cây hành, nấm và vi khuẩn tấn công từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch nhưng gây hại nhiều nhất là giai đoạn cây con khi hành bật khỏi mặt rạ từ 5-10cm. Đây gọi là giai đoạn mẫn cảm nhất với bệnh. Nếu cây hành vượt qua giai đoạn này thì cây ít khi bị chết rũ do các đối tượng gây bệnh trên.

Benh-hanh-la-heo-ru

Bệnh hành lá héo rũ

- Bệnh này thường phát sinh nhiều trên chân ruộng có điều kiện thoát nước kém, còn tồn động nhiều tàn dư chưa hoai mục hoặc do tưới nước quá nhiều, đất quá ẩm, hoặc do ruộng trước đó trồng các cây họ cà, họ bầu bí, họ thập tự, hành tỏi...

- Bệnh thường phát triển mạnh trong môi trường đất yếm khí do thiếu ôxi, hoặc bón phân không cân đối như bón nhiều đạm.

- Bệnh cũng sẽ phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ thích hợp là 25-30 độ C, ẩm độ cao, thời tiết nóng ẩm và thay đổi thất thường.

- Ngoài ra, bệnh này cũng rất dễ lây làn, bệnh lan truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bằng nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn như qua đường nước tưới và qua các biện pháp kĩ thuật canh tác như vun xới.

Các biện pháp phòng chống:

Để phòng chống bệnh hiệu quả, bà con cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Đất trồng hành tốt nhất nên luân canh với lúa nước, bà con cần chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt, có độ pH ở mức trung tính từ 5,5- 6,5.

- Bà con nên tiến hành làm đất kĩ, lên luống cao từ 30-35cm. Đất cần được cày bừa khô ráo trước khi trồng. Trong quá trình làm đất trồng hành, nếu gặp phải thời tiết bất lợi như mưa nhiều, ít nhất bà con cũng nên dùng cuốc xới đất và lên luống. Bà con không nên dùng tay bê đất vật luống rồi xoa bóng mặt luống để trồng hành. Vì như vậy, cây dễ bị vàng lá do bộ rễ thiếu ôxi, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn gây bệnh phát sinh gây hại.

- Nếu bón lót bằng phân chuồng, bà con cần tiến hành ủ mục bằng chế phẩm sinh học cho đến khi phân tơi, không còn mùi thối mà có mùi chua của men là có thể sử dụng được. Tốt nhất, nên trộn cùng NPK hoặc lân supe để ủ cùng giúp cây hành sớm hấp thu được dinh dưỡng.

- Để hạn chế tối đa nấm và vi khuẩn tấn công bộ rễ cây hành, bà con nên trộn đều phân chuồng cùng chế phẩm nấm Trichoderma Bacillus trước khi bón vào luống đất.

- Bà con cũng cần xử lý kỹ giống trước khi xuống giống.

Như chúng tôi vừa chia sẽ, hành non là giai đoạn mẫm cảm nhất với bệnh héo rũ và môi trường giàu đạm cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn nhân lên rất nhanh. Vì vậy, trong giai đoạn này bà con không nên chăm sóc hành bằng cách tưới urê vào gốc cây hành non để không gia tăng khả năng gây hại của vi sinh vật gây bệnh. Thay vào đó, bà con cần bổ sung vi sinh vật có lợi, dinh dưỡng cho hành thông qua thân, lá bằng cách phun định kì 3- 4 ngày/lần các chế phẩm phân bón lá có chứa NPK và các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng. Vượt qua giai đoạn này, cây hành có sức chống đỡ nấm và vi khuẩn héo rũ mạnh hơn. Lúc đó, nông dân có thể bón thúc cho hành bằng cách tưới urê và kali cân đối.

Đồng thời, bà con cần bổ sung tiếp lượng nấm đối kháng Trichoderma Bacillus vào vùng rễ cây hành để khống chế các vi sinh vật gây bệnh.

Lưu ý: bà con không được phun chung nấm đối kháng Trichoderma Bacillus với tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật, chỉ hòa chung được với phân bón để phun hoặc tưới. Vì nấm đối kháng là một chế phẩm sinh học.

- Tưới nước: Giai đoạn hành dễ bị nhiễm bệnh héo rũ, bà con nông dân cần hạn chế tưới nước quá nhiều cho hành, đồng thời, khơi thông và thoát nước tốt cho ruộng hành khi gặp mưa to.

- Khi phát hiện ruộng hành đã bị chớm bệnh, cần khẩn trương nhổ bỏ và tiêu hủy các cây hành bị bệnh héo rũ do vi khuẩn.  Khi cây hành héo rũ đột ngột, rễ vẫn trắng nhưng phần đế củ bị hỏng và nhũn ra, có mùi khẳn của vi khuẩn.

- Sau khi xử lý vườn bị bệnh, bà con dùng tiếp chế phẩm nấm đối kháng phun đẫm gốc hành với liều lượng hòa như trên (phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày). Đồng thời, tuyệt đối không được tưới thúc đạm urê hoặc phun phân bón lá có chứa đạm cho cây lúc này. Bà con chỉ có thể bổ sung cho cây bằng phun chế phẩm kali trắng (K2SO4) với lượng 40-50g/bình 16-18 l kết hợp phân bón lá siêu vi lượng giúp cây cứng cáp, hồi phục bệnh nhanh hơn.

Trong thời gian này, bà con chỉ nên tưới nước đủ ẩm cho cây bằng vòi hoa sen, tưới lúc chiều sớm để đến đêm, cây hành đã khô nước trên thân.

Tuoi-hanh-bang-voi-hoa-sen

Tưới hành bằng vòi hoa sen

- Bà con không nên tưới nước cho hành bằng biện pháp tưới dẫn nước theo từng luống. Vì làm vậy, vi khuẩn và nấm dễ lây lan theo đường nước dẫn.

- Khi hành đã bị bệnh héo rũ, bà con không nên để độ ẩm trong các luống hành ở mức quá cao sẽ làm vi khuẩn và nấm phát triển và gây hại mạnh hơn.

Như vậy, chúng tôi vừa chi sẽ nguyên nhân và giải pháp để hạn chế tình trạng hành lá bị héo rũ do nấm và vi khuẩn. Để cây hành ít bị sâu bệnh, bà con tham khảo thêm bài viết Cách làm đất trước khi trồng rau. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: