-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CÂY CAM XOÀNG
Sunday,
05/06/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Cam xoàng là loại cây dễ trồng, có khả năng chống chịu tốt với bệnh vàng lá Greening và một số bệnh hại khác. Trái cam xoàng có múi màu vàng nhạt, vị ngọt đậm đà, ít hạt. Là loại cây cho quả quanh năm, cam xoàng giúp tăng lợi ích kinh tế cho người trồng. Để cây say quả, cho năng suất cao, bà con nông dân cần biết cách phòng trừ một số loại sâu bệnh phổ biến trên cây cam như sau:
Bệnh vàng lá Greening hay còn gọi là bệnh vàng lá gân xanh
Nguyên nhân: Đây là loại bệnh do rầy chổng cánh tấn công cây và truyền virus gây bệnh cho cây cam xoàng.
Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non
Cách phòng trừ:
Biện pháp hữu hiệu để phòng trừ bệnh này là bà con nên trồng xen cam xoàng với cây ổi để xua đuổi rầy chổng cánh.
Bên cạnh đó, bà con cũng có thể sử dụng bẫy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh. Bẫy màu có khả năng thu hút rầy trưởng thành vào bẫy. Mùa nắng màu vàng có hiệu lực cao. Màu vàng nâu có hiệu lực khi trời nhiều mây và mưa. Mỗi vườn nên đặt ít nhất 5 bẫy để theo dõi bao gồm 4 bẫy ở 4 gốc và 1 bẫy ở giữa vườn. Khi phát hiện rầy chổng cánh bay vào bẫy vàng thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị.
Ngoài ra, bà con nên cắt tỉa cành nhằm loại bỏ những cây bị bệnh để tránh lây lan trên diện rộng. Hoặc dùng thuốc để trừ rầy như Confidor (8ml/ bình 8 lít). Admire 050EC 8ml/bình 8lít hay 5ml Basssa 50EC + 20ml DC Tron Plus hay SK Enpray 99/bình 8 lít vào các đợt lá non của cây.
Sâu vẽ bùa (có tên gọi làPhyllocnistis citrella)
Bệnh sâu vẽ bùa trên cây có múi
Nguyên nhân: Do sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên.
Cách phòng trừ: Bà con cần thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây nhằm giúp cây luôn thông thoáng, hạn chế tối đa mầm bệnh phát sinh trong vườn.
Việc bón phân hợp lý là yếu tố quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh. Bên cạnh đó, bà con cũng cần điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm mầm bệnh liên tục trong năm.
Phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non cũng góp phần giảm thiểu tác nhân gây bệnh. Bà con có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc như Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin. Đây là những loại thuốc có hiệu quả phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.
Sâu đục thân, cành
Loại sâu này khi tấn công cây sẽ đục rỗng thân cành gây ra hiện tượng cây chảy mủ, cành chết, sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang.
Cách phòng trừ: biện pháp hữu hiệu nhất là cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.
Nhện đỏ, nhện trắng
Khi phát hiện cây bị nhện đỏ hay nhện trắng gây hại, bà con có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng.
Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học bà con cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND… (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)…
Bệnh Bồ hóng
Bệnh thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút. Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái. Bà con có thể hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng họ chích hút bằng các loại thuốc đặc trị cho từng nhóm côn trùng chích hút ấy.
Bên cạnh đó, bà con cần dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra. Khi cây bị bệnh, bà con cần hạn chế sử dụng phân bón qua lá. Bởi nếu phun phân bón qua lá nhiều bệnh gây hại ngày càng nặng hơn. Phun thuốc trị khi bệnh nặng: Copper B 75 WP. Derosal 60 WP. Kumulus 80 DF. Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.
Như vậy để hạn chế sự tấn công của các loại sâu bệnh trên cây cam xoàng, ngoài việc sử dụng các loại thuốc hóa học, bà con có thể phòng bệnh bằng cách trồng xen canh, bón phân hợp lý cho cây cũng như thường xuyên tỉa cành tạo tán cho cây. Để tăng hiệu quả phòng bệnh, bà con cũng cần sử dụng các loại côn trùng có ích để hạn chế các loài côn trùng gây hại nhằm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất
- Lễ Hội Sầu Riêng Krông Pắc lần 2 chính thức quay trở lại với loạt các hoạt động thú vị
- Vật tư Nông nghiệp Bích Trâm trưng bày 6 gian hàng tại Lễ Hội Sầu Riêng 2024