CÁCH TRỊ BỆNH XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CÁCH TRỊ BỆNH XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Thursday,
14/04/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả nhiệt đới cho lợi ích kinh tế cao. Nguồn lợi mà cây sầu riêng đem lại cho các nhà vườn là rất lớn. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tốt, cây thường bị bệnh xì mủ và gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn. Để phòng trị bệnh xì mủ trên cây sầu riêng, bà con cần nắm rõ biểu hiện của bệnh và các tác nhân gây bệnh.

Tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và điều kiện phát sinh bệnh

Nguyên nhân đầu tiên là do nguồn bệnh Phytopthora đã có sẵn trong vườn. Khi bà con trồng sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như là cây cao su, hồ tiêu, dừa… thì đến khi trồng sầu riêng, nguồn bệnh cũng sẽ di chuyển sang cây mới trồng để gây hại.

Loại nấm gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng rất dễ lây lan khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặc, vườn sầu riêng trồng thấp, hệ thống thoát nước kém... Trong điều kiện bất lợi như vậy, khi có mưa to, nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống thì sẽ tích tụ mầm bệnh vào đất. Khi sầu riêng bị ngập nước thì càng dễ tích tụ mầm bệnh.

Trong trường hợp mầm bệnh đã xâm nhập vào cây, nếu bà con nông dân không kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và phòng trị kịp thời thì bệnh sẽ càng trầm trọng hơn.

Biểu hiện của bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Bieu-hien-cua-benh-xi-mu

Biểu hiện của bệnh xì mủ

Trên thân cành: Nếu phát hiện có vết nứt hoặc chảy nhựa thì bà con dùng dao cạo bỏ phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, hư hại thì đây chính là biểu hiện của bệnh.

Trên lá: Khi mầm bệnh tấn công, lá sẽ có những chấm đỏ màu nâu, sung nước và nó lan rộng rất nhanh nếu ẩm độ trong không khí cao. Khi đó, nó sẽ trở thành những chấm tròn màu đen và rìa chuyển sang màu vàng nhạt.

Trên quả: khi bệnh xâm nhập, bà con sẽ thấy xuất hiện những đốm đen nhỏ sung nước và lan rộng rất nhanh. Khi đó, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bao tử bên trên bề mặt quả sầu riêng và có thể lây lan qua gió, mưa.

Những tác hại của bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Tac-hai-cua-benh-xi-mu

Tác hại của bệnh xì mủ

Bệnh này thường bắt đầu từ cuốn lá, cành non làm cho phần phía trên héo nhanh và chết dần. Khi bệnh bắt đầu tấn công thì sẽ hình thành vết thối rồi dần lan rộng và sâu và làm phần thịt quả bị hư. Trên vỏ cây thì khá khó phát hiện, cho đến khi bà con thấy có hiện tượng chảy nhựa thì lúc đó cây đã bị mầm bệnh xâm nhập rồi.

Biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Để phòng trừ bệnh này, bà con cần áp dụng nhiều biện pháp, cụ thể như sau:

- Bà con nên tuyển chọn những giống sầu riêng sạch và có khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytophthora như giống sầu riêng Lá Quéo, sầu riêng Tứ Quý…

- Bàn con chỉ nên trồng cây với mật độ vừa phải để vườn luôn thông thoáng. Ngoài ra, bà con cũng nên đảm bảo mực nước từ 70-100cm.

Mat-do-trong-sau-rieng-phu-hopMật độ trồng sầu riêng phù hợp

- Bà con lưu ý làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.

- Bà con cũng không nên đào hố để trồng, mà nên trồng trên luống, đắp cao gốc để đảm bảo gốc rễ được khô ráo sau mưa hay sau khi tưới nước. Phần thân sát đất cũng nên được quét vôi.

- Bà con không tủ kín gốc trong mùa mưa và cần có hệ thống thoát nước thật tốt.

- Khi tưới nước, bà con không nên tưới nước trực tiếp vào thân cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt mà chỉ nên tưới nước vùng đất quanh tán cây để giữ cho gốc cây luôn được khô ráo.

- Những cành sát đất bà con nên cắt sạch gọn để tránh trường hợp cây bị xây xát khi có gió, từ đó dễ bị nhiễm bệnh. Những cành sâu bệnh cũng cần tỉa gọn để vườn luôn được thông thoáng.

- Bà con cũng cần bón phân cân đối và đầy đủ cho cây, đảm bảo không được dư đạm và không bón phân chuồng chưa qua xử lý.

- Ngoài ra, bà con nên bón thêm vôi hoặc Canxi Bo để đảm bảo cung cấp đầy đủ Canxi cho cây. Sử dụng phân bón lá hữu cơ cao cấp HLC 16 để cung cấp các vi lượng cần thiết giúp tăng sức chống chịu và chống sượng trái.

- Phun vào các tán lá cây các sản phẩm như Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua với liều lượng 50cc Nano bạc đồng + 50cc Nano đồng oxyclorua /20 lít nước, phun toàn cây.

- Bà con lưu ý kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện cây bị bệnh nhằm cứu chữa kịp thời.

Nếu xảy ra bệnh xì mủ trên thân hoặc cành, bà con có thể dùng dao cạo hết bỏ phần vỏ bị thối đi rồi dùng Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua tỷ lệ 1:1 pha đặc quét lên vết bệnh, nên kết hợp phun toàn cây. Đồng thời, cần phun phòng cho các cây lân cận gần cây bị bệnh để tránh bị lây lan. Nếu tỷ lệ bệnh nặng, bà con có thể sử dụng một số các loại thuốc hóa học có hoạt chất như: Metalaxyl, Difenoconazole,.... để phòng trừ bệnh.

Việc dùng thuốc phun lên tán cây hay bôi trực tiếp có phần không hiệu quả do nấm Phytophthora gây bệnh trên sầu riêng thường xuất hiện trong mùa mưa, thuốc phun hoặc bôi sẽ nhanh mất tác dụng, chưa kể sầu riêng trưởng thành lại cao rất khó phun thuốc điều trị nên trong giai đoạn đầu, trong và cuối mùa mưa, bà con nên chủ động phun phòng bệnh bằng cách tưới các dòng chế phẩm vi sinh như Trichoderma Bacillus, EM HLC đặc trị tuyến trùng, EM Plus HLC để tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, kích thích hệ rễ phát triển, bổ sung vi sinh vật có lợi, phòng trừ các tác nhân hại rễ gây, các bệnh thối rễ vàng lá, tuyến trùng, nứt thân, xì mủ…

Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi về cách trị bệnh xì mủ trên cây sầu riêng. Để phòng bệnh, bà con cần tỉa cành, tạo tán cho cây sau mỗi vụ thu hoạch nhằm đảm bảo vườn cây luôn được thông thoáng, mầm bệnh được dọn sạch để cây phát triển tốt và cho năng suất cao.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: