-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG TẠI NHÀ
Thursday,
21/04/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Ủ phân hữu cơ là cách để bà con nông dân tận dụng được các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp như phân gia súc gia cầm, mùn cưa, rơm rạ, tro, vỏ trấu, vỏ cà phê,… để làm phân bón. Đây là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho việc canh tác theo hướng hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn hữu cơ và kích thích các hoạt động của vi sinh vật trong đất để tạo nên độ phì nhiêu cho đất.
Tuy nhiên, trong phân chuồng tươi có rất nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn có thể gây bệnh cho cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi bón phân chuồng tươi xuống đất, bà con sẽ nhận thấy hiện tượng các nấm bệnh sinh sôi và lây lan cho cây trồng. Ngoài ra, còn một số bệnh còn có thể lây lan cho người như giun sán, salmonella……
Vì vậy, việc bổ sung chế phẩm vi sinh trong quá trình ủ sẽ giúp giai đoạn phân hủy diễn ra nhanh hơn, đồng thời đây cũng là cách tạo hệ vi sinh có ích chống lại nấm bệnh. Mục đích của việc ủ phân là sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống của côn trùng có thể gây bệnh cho cây, cùng lúc đó, thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, và đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất, phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Nhằm giúp bà con nông dân ủ phân hữu cơ một cách đơn giản, hiệu quả, và nâng cao hiệu quả kinh tế, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học men gốc No1. Đây là loại men chuyên dùng để ủ phân hữu cơ.
Quy trình ủ phân chuồng và các phế phẩm nông nghiệp với chế phẩm men gốc No1 như sau:
Cách ủ phân chuồng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– Để tạo ra 2 tấn phân thành phẩm, bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu sau.
– Nguyên liệu:
+ Bà con cần chuẩn bị phân chuồng để ủ bao gồm phân heo, bò, gà, trâu, dơi, . . .
+ Tiếp theo là xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu hay các chất bã thực vật như rơm rạ, lá cây, tốt nhất là các cây họ đậu, bèo, lục bình.
+ Bà con rỉ thêm mật hoặc đường đỏ (nếu có đưa vào càng tốt).
+ Lượng nước cần thiết là 150 – 200 lít (tùy nguyên liệu khô hay ẩm).
+ Sau cùng là một chai chế phẩm men gốc No1 (lượng men càng nhiều phân càng nhanh phân hủy).
Bước 2: Dụng cụ và nơi ủ
– Bà con cần chuẩn bị nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong.
– Tiếp đến là làm hố để thu nước chảy ra của đống ủ (để dùng tưới lại cho đống phân ủ).
– Bà con cũng cần có bạt hoặc nilong có màu đen để che phủ đống.
– Ngoài ra, bà con chuẩn bị sẵn bình tưới, cuốc, xẻng, cào…và vật liệu để làm mái như bạt, bao tải, bao nilong…để che nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.
Bước 3: Kỹ thuật ủ
– Bà con hòa chế phẩm No1 + rỉ mật/ đường đỏ (nếu có) vào lượng nước vừa đủ tùy độ ướt/ẩm của nguyên liệu. Thông thường, 1 chai men No1 pha với khoảng 100-150 lít nước. Tùy theo phân khô hay ướt mà bà con cân đối tỉ lệ pha cho phù hợp.
– Các lớp ủ, mỗi lớp dày khoảng 30cm, tưới ướt dịch men ủ pha loãng lên trên bề mặt mỗi lớp. Các lớp có thể thay đổi tùy theo nguyên liệu sẵn có; bà con cứ tiến hành làm như vậy đến khi hoàn thành sẽ được đống phân ủ.
– Sau khi tạo thành đống ủ, bà con nên đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong, để bảo đảm tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp, nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Bà con cũng cần đảm bảo độ ẩm đống ủ khoảng 50-60% (dùng tay nắm hỗn hợp phân ủ, thấy nước vừa rịn kẽ tay là được). Bà con không nên để quá khô, cũng như quá ướt vì như thế sẽ làm chậm quá trình phát triển của nấm.
– Sau 7 – 10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng lên và đạt 40 – 50 độ C, điều này sẽ làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diệt các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc.
Sau thời gian 25-35 ngày là phân chuồng đã hoai mục và bà con có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
Bón phân cho cây trồng
Lưu ý:
- Trong suốt quá trình ủ, bà con cần đảo đống phân 2-3 lần.
- Phân chuồng ủ thành công sẽ hoai mục hết và nhiệt độ đống phân trở lại bình thường, không có mùi hôi thối.
Như vậy chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con cách ủ phân chuồng bằng các phụ phẩm nong nghiệp. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài việc bón phân hưu cơ, bà con cần kết hợp với biện pháp che phủ đất nhằm giúp bảo vệ đất trồng.
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất
- Lễ Hội Sầu Riêng Krông Pắc lần 2 chính thức quay trở lại với loạt các hoạt động thú vị
- Vật tư Nông nghiệp Bích Trâm trưng bày 6 gian hàng tại Lễ Hội Sầu Riêng 2024