CHĂM SÓC CÂY BƠ ĐỂ HẠN CHẾ RỤNG TRÁI

CHĂM SÓC CÂY BƠ ĐỂ HẠN CHẾ RỤNG TRÁI
Tuesday,
13/09/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Bơ là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đang được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, lúc này là cuối mùa khô, đầu mùa mưa là thời điểm cây ra hoa và đậu trái. Đây cũng là thời gian dễ xảy ra hiện tượng rụng trái nhất. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng rụng trái non:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây hay rụng quả non là do phần lớn nông dân ít chủ động tưới tiêu mà chờ nước từ mưa cung cấp cho cây. Điều này làm gia tăng khả năng cây bị sốc do điều kiện thay đổi đột ngột. Những cây không có nước tưới thường xuyên bỗng nhiên tiếp nhận một lượng nước lớn làm cây tập trung hút nước mạnh dẫn đến tầng rời ở cuống trái mọng nước làm trái non bị rụng.

Tại những vùng chuyên canh cây bơ ở tỉnh Đắk Lắk, những nông dân có nhiều kinh nghiệm rất chú ý đến việc quản lí ẩm độ cho vườn cây bằng cách tưới lượng nước phù hợp song song với bón phân cân đối ở giai đoạn sau khi cây đậu trái. Bởi vì đây là bí quyết nhằm quyết định năng suất về sau của cây bơ.

Chu-dong-tuoi-nuoc-cho-cay-bo

Chủ động tưới nước cho cây bơ

Các nhà khoa học cho biết, không chỉ cây bơ mà bất kỳ cây ăn trái nào cũng xảy ra hiện tượng rụng trái sinh lý. Đây là hiện tượng bình thường, tỷ lệ rụng trung bình từ 10-30% tùy vào tuổi cây và tỷ lệ đậu trái trên cây.

Nếu cây đậu trái cao thì tỷ lệ rụng trái sinh lý cũng cao. Ngoài ra, việc rụng trái còn do một số yếu tố khác tác động như thời tiết nắng hạn hay mưa nhiều làm cho cây không hút được chất dinh dưỡng để nuôi trái, làm cho trái bị rụng. Bên cạnh đó, cây bị rụng trái còn do sâu bệnh hại, do bón phân không đầy đủ, mất cân đối hay do bón không đúng kỹ thuật.

Theo đó, trong giai đoạn cây tăng trưởng và tích lũy chất khô của trái, nếu bà con bón kali không cân đối với đạm cụ thể như bón kali thấp, đạm cao sẽ làm cho trái bơ chứa nhiều nước, làm nứt trái và rụng. Ngoài ra, khi trái bơ chứa nhiều nước sẽ có nguy cơ dễ bị bọ xít muỗi hay nấm Phytophthora tấn công gây hại làm cho trái bơ bị rụng.

Hiện nay, hầu hết các nhà vườn chuyên canh cây bơ đều nắm rõ nguyên lí dinh dưỡng tác động đến sự phát triển, năng suất và chất lượng trái. Vì vậy, ngay từ giai đoạn sau thu hoạch, nhà vườn đã tập trung cung cấp dinh dưỡng để cây hồi phục sau thời gian dài nuôi trái bằng cách bón với tỉ lệ đạm cao để nuôi được bộ lá khỏe. Sau khi cây đậu trái, việc quan trọng là cân đối dinh dưỡng hợp lí để cây không bị rụng trái non. Nhất là phải bổ sung các chất trung vi lượng, đặc biệt là canxi, bo cho cây.

Thông thường, giai đoạn cây ra trái non, để hạn chế hiện tượng rụng trái. Bà con cần chú ý quản lí tốt yếu tố dinh dưỡng và ẩm độ cho cây. Đây là hai tác nhân chính khiến cây rụng trái.

Đối với ẩm độ: giai đoạn trái nhỏ bằng ngón tay đến bằng quả trứng gà, bà con nên tưới nước từ 200-300lit, khoảng 10 ngày/lần, tưới xoa, đều khắp vườn.

Với dinh dưỡng: bà con chú ý bón phân cân đối, nên chọn các sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây ăn trái có bổ sung nguyên tố trung vi lượng như canxi, magiê, bo, kẽm,…. Riêng nguyên tố Bo, các nhà khoa học cho biết, giai đoạn hoa vừa thụ tinh đến lúc mới đậu trái, nguyên tố Bo là rất cần thiết cho cây.

Khi bón phân cho cây giai đoạn này, bà con nên chọn bón các loại phân NPK có tỉ lệ cân bằng nhau như NPK Đầu Trâu 16-16-13+TE. Chú ý, không bón kali liều cao cho cây bơ ở giai đoạn đầu này vì sẽ làm cho trái bơ nhỏ đi, và không đạt kích cỡ như mong muốn.

Song song đó, bà con cũng cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các loại nấm bệnh xuất hiện trên cây bơ có thể làm cây cho năng suất thấp như bệnh thối rễ hay ghẻ ở vỏ. Ở giai đoạn trái non là thời điểm trái bơ dễ bị nấm bệnh hay côn trùng tấn công nhất. Vì vậy, bà con cần treo bẫy dẫn dụ côn trùng, hoặc bao trái sẽ vừa giúp giữ phẩm chất trái ngon vừa hạn chế nấm bệnh và rụng trái.

Thương-xuyen-tham-vuon-bo

Thường xuyên thăm vườn bơ

Để trái bơ đạt kích cỡ và chất lượng cao, các giai đoạn tiếp theo bà con cần chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho cây, cụ thể như sau:

– Những đợt bón nuôi trái tiếp, bà con nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây ăn trái với liều lượng cân đối, có bổ sung trung vi lượng bón trong thời kì nuôi trái. Bón từ 1.5-2kg/gốc.

– Khi trái lớn: bà con bón thêm phân NPK để nuôi trái, lượng bón từ 0,5-1,5kg/gốc/lần. Kali trong sản phẩm được sử dụng dạng Kalisulfat nên phù hợp để nuôi trái, làm tăng mùi hương, mùi thơm cho nhiều loại cây ăn trái và cây có nhiều tinh dầu như cây bơ, từ đó, giúp gia tăng giá trị nông sản.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con nguyên nhân cây bơ bị rụng trái và cách chăm sóc để giảm tình trạng này. Ngoài ra, để vườn cây ít sâu bệnh và giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần biết cách bảo vệ thiên địch trong vườn cây ăn trái nhà mình nhé. Chúc bà con có những vị mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: