-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
DINH DƯỠNG CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN VÀO CƠM
Monday,
25/04/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Sầu riêng là một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều tại khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, do có khí hậu đặc thù nên sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên chín lệch vụ so với những vùng còn lại. Tại Đắk Lắk, đây được coi là cây ăn quả tiềm năng bởi giá trị kinh tế mà cây sầu riêng mang lại cao hơn nhiều loại cây công nghiệp thế mạnh của vùng. Tuy nhiên, để sầu riêng cho năng suất cao, bà con cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây theo từng giai đoạn, đặc biệt là khi cây ở giai đoạn vào cơm.
Tiến sĩ Mai Văn Trị - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ, chia sẻ về một số biện pháp về chế độ dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong giai đoạn này như sau:
Thông thường có 4 lần bón phân chính trong một vụ trái bao gồm bón phân sau thu hoạch, bón trước khi ra hoa, bón sau khi đậu trái và sau cùng là bón trước khi thu hoạch 1 tháng.
Có 4 lần bón phân chính trong một vụ trái
Trong giai đoạn vào cơm, ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất cơ bản đạm, lân, kali, bà con cần bổ sung thêm các yếu tố trung vi lượng để cây phát triển tốt.
Ở giai đoạn quả sâu riêng đang lớn, hàm lượng phân bón cho cây trưởng thành như sau: 2 kg ure/cây và 2 kg Clorua kali/cây. Do phân lân lâu tan, bà con nên bón lân sớm cho cây vào thời điểm sau vụ thu hoạch trước đó. Bà con cần chia 2 lần bón: lần thứ 1 là sau khi cây đậu trái; lần thứ 2 vào khoảng từ 6 – 8 tuần trước khi thu hoạch. Nếu không sử dụng phân đơn, bà con cũng có thể áp dụng cùng hàm lượng trên khi dùng phân hỗn hợp.
Trong giai đoạn vào cơm, bà con chỉ nên bón phân đạm và kali là chính vì các loại phân khác đã được bón ở giai đoạn trước. Việc bón phân cho cây phải được thực hiện xuyên suốt cho đến trước khi thu hoạch 1 tháng. Vì như vậy sẽ giúp cho hiệu quả phân bón cao và chất lượng trái thu hoạch sẽ tốt.
Bón phân cho cây giai đoạn vào cơm
Lưu ý: Trong giai đoạn này, cây cần nhiều đạm nhưng bà con không nên bón nhiều cho cây vào thời điểm trước thu hoạch 1 tháng vì sẽ làm chất lượng trái giảm, kéo dài thời gian trái chín. Do đó, trước thu hoạch 1 tháng, bà con chú ý bón phân đạm với hàm lượng giảm dần và chủ yếu chỉ bón phân kali là chính.
Như vậy, để cây sầu riêng cho năng suất cao và và chất lượng trái tốt, việc chăm sóc dinh dưỡng cho cây sầu riêng giai đoạn vào cơm là rất cần thiết. Ngoài ra, bà con cần lưu ý tỉa cành tạo tán cho cây sau mỗi vụ thu hoạch để cây sạch bệnh và phát triển tốt. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất