GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG TỶ LỆ RA HOA ĐẬU QUẢ CHO CÂY TRỒNG

GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG TỶ LỆ RA HOA ĐẬU QUẢ CHO CÂY TRỒNG
Thursday,
26/05/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Hiện tượng rụng trái non hay còn gọi là rụng trái sinh lý là một hiện tượng bình thường ở cây trồng. Tuy nhiên, nếu cây bị rụng quá nhiều trái sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Vậy làm thể nào để kiểm soát được hiện tượng này sao cho phù hợp để cây cho năng suất cao, chất lượng trái tốt là điều mà nhà nông luôn quan tâm. Sau đây, chúng tôi chia sẽ đến bà con kỹ thuật hỗ trợ cây trồng nhằm tăng tỷ lệ ra hoa và đậu quả.

Nguyên nhân rụng hoa, rụng trái non

Rụng hoa, rụng trái sinh lý tức là cả hoa và trái rụng cả phần cuống, là do cây bị thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng thiết yếu trung lượng và vi lượng. Hiện tượng rụng hoa sinh lý ở cây trồng là rất bình thường. Tuy nhiên, bà con cần kiểm soát hiện tượng này ở mức độ phù hợp. Nếu không hoa sẽ rụng hết, làm ảnh hưởng đến năng suất thực thu của năm đó.

Cay-rung-trai-non

Cây bị rụng trái non

Tương tự như rụng hoa, hiện tượng rụng trái sinh lý cũng là hiện tượng bình thường xảy ra ở cây ăn trái nói chung. Khi cánh hoa rụng hết báo hiệu quá trình thụ phấn thụ tinh đã hoàn thành, lúc này cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái non, đây cũng là thời điểm cây thường thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng nhất, dễ mẫn cảm với bệnh nhất.

Hiện tượng rụng trái sinh lý là nhằm mục đích bảo vệ sức sinh trưởng của cây, khi số lượng trái trên cành quá nhiều, vượt sức chịu đựng của cây thì chúng phát sinh cơ chế tự bảo vệ và thích nghi. Điều đó được thể hiện ở hiện tượng tự rụng đi một phần trái để duy trì khả năng sinh trưởng, phát triển bình thường của cây.

Điều bà con quan tâm là làm thể nào để kiểm soát được hiện tượng này sao cho phù hợp để cây cho chất lượng trái tốt, hạn chế thiếu dinh dưỡng cục bộ, ngăn chặn tình trạng ra trái cách năm.

Xử lý trước khi cây ra hoa:

Bón lót sau thu hoạch:

Bà con cần bón 30 – 50kg phân chuồng + 2kg lân nung chảy. Nếu đất chua có thể kết hợp bón thêm 0,3 – 0,5kg vôi/gốc.

Tỉa cành, vệ sinh, rửa vườn:

Bà con nên cắt 10 – 15cm đoạn cành đã mang trái mùa trước, cắt bỏ cành già, cành sâu bệnh, cành trong tán. Sau đó, bà con cần dọn dẹp toàn bộ cành lá, rác thải trong vườn, khơi thông hệ thống thoát nước, quét vôi quanh gốc phòng trừ sâu bệnh. Bước tiếp theo, bà con phun rửa vườn bằng SIÊU ĐỒNG (đồng xanh tinh chất ở dạng nano) để rửa sạch nấm bệnh, rong rêu bám trên thân và lá cây. Đồng tinh chất này rất mát, do đó không làm tổn hại đến cây trồng.

Kết hợp dinh dưỡng phun lá:

Bà con sử dụng phân bón lá có nhiều Acid amin (đạm hữu cơ) phun sương đều hai mặt lá 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Tốt nhất, bà con nên sử dụng loại bón lá ở dạng nano, vì giúp cây phục hồi nhanh, phát triển ổn định khỏe sức ra hoa. Với thành phần chủ yếu là đạm hữu cơ và các chất trung vi lượng, khi phun cây có thể hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp qua vách tế bào của lá mà không cần qua quá trình trao đổi chất.

Lưu ý: bà con cần tích cực phòng trừ sâu vẽ bùa, nhện, bọ trĩ để bảo vệ lá trong giai đoạn này. Bà con cũng có thể sử dụng thuốc sâu sinh học có khả năng diệt tất cả các loại sâu, côn trùng lớn và nhện, bà con cần phun đều 2 – 3 lần để gia tăng hiệu quả.

Xử lý khi ra hoa

Sau khi bón lót 2 tuần, bà con bắt đầu tiến hành xiết nước 3 – 4 tuần để tạo sốc cho cây. Bà con xiết nước đến khi nào thấy lá hơi héo là đạt. Việc xiết nước chỉ thực hiện đối với cây đạt 4 – 5 tuổi trở lên. Khi xiết nước nếu thấy gốc cây lâu khô, bà con cần tiến hành bỏ rơm rạ tủ gốc ra, dùng dao sủi nhẹ đất lên, tỉa bớt cành cho ánh sáng xuyên xuống gốc cho đất mau khô.

Bón phân thúc hoa:

Bon-phan-thuc-hoa

Bón phân thúc ra hoa

Sau khi quá trình siết nước đạt yêu cầu, tức là khi lá hơi héo, bà con tiến hành bón 1kg NPK 16-16-8 để thúc hoa. Bón bằng cách rải mặt. Sau đó tiến hành tưới đẫm nước, tưới 1 lần cho đất no nước, ngập gốc càng tốt để thúc cây ra hoa.

Phun Siêu Ra Hoa:

Sau khi tưới nước trở lại 2 – 3 ngày, bà con tiến hành phun SIÊU RA HOA khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày để dưỡng lộc hoa, giúp hoa ra đều, đồng loạt. Thông thường, cây trồng hấp thụ dinh dưỡng qua lá nhanh hơn qua rễ, vì trên lá có nhiều lỗ khí to và diện tích bề mặt rất lớn. Khi được hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp qua lá, cây sẽ có đủ dinh dưỡng để nuôi hoa và trái. Giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuống trái mập và dai.

Tưới nước: Sau khi cây ra hoa, bà con cần phải tưới nước 2 – 3 ngày 1 lần để duy trì độ ẩm thích hợp.

Khoanh cành nhằm tăng khả năng ra hoa đậu trái

Khoanh trước khi ra hoa 1 tháng để giúp ra hoa nhiều hơn. Tiếp tục khoanh sau khi ra hoa 1 tháng khi quả bằng hạt đậu xanh, trước khi ra lộc non để chống rụng quả. 2 vòng khoanh cần cách nhau 1 – 2cm, cách gốc 30 – 40cm tùy theo tuổi cây. Khi khoanh cần khoanh vuông góc với thân sao cho dao chạm tới phần thân cây.

Yêu cầu: Sau khi khoanh 1 – 2 ngày, bà con thấy vết khoanh đùn ra nhựa là đạt yêu cầu. Các vết khoanh cần được che lại bằng băng dính đen để phòng trừ sâu bệnh xâm nhập.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con thông tin hữu ích về giải pháp giúp tăng tỷ lệ đậu quả cho cây trồng. Để cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, bà con cần tìm hiểu thêm về vai trò của can-xi đối với cây ăn quả. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: