KỸ THUẬT CHĂM SÓC CAM ĐƯỜNG CANH SAU THU HOẠCH

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CAM ĐƯỜNG CANH SAU THU HOẠCH
Wednesday,
01/06/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Cây cam đường canh là một trong số những cây ăn quả khó tính và kén đất. Nếu bà con chăm sóc không đúng kỹ thuật sẽ dễ gây ra hiện tượng cây cho ít quả hoặc quả bị khô đầu múi. Thậm chí, có nhiều trường hợp cây không thể cho quả đều mà cho quả cách năm do cây thiếu chất dinh dưỡng và quá yếu. Vậy để chăm sóc cây cam đường canh cho năng suất cao, mẫu mã đẹp, cũng như chất lượng trái đồng đều sau thu hoạch, bà con cần phải chú trọng 4 giai đoạn sau đây:

Cuốc bầu, cắt tỉa, rửa vườn

Sau mỗi vụ thu hoạch cam đường canh, bà con cần cuốc bầu cho cây với đường kính bầu từ 30-40cm, thông thường, thu hoạch xong cây nào bà con cuốc bầu cây đó. Tiếp đến, bà con cắt tỉa tạo hình kết hợp với phun SIÊU ĐỒNG để rửa vườn cũng là việc hết sức cần thiết.

Khi cắt tỉa, tạo hình cho cây, bà con cần cắt hết các cành khô, cành tăm, cành vượt, cành quá yếu, cành sâu bệnh, cành xiên vào tán nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng với hoa và trái. Đồng thời, đây cũng là cách giúp cây thông thoáng và hạn chế được phần lớn sâu bệnh.

Chắn rễ (trẻ hóa rễ)

10 ngày sau khi cuốc bầu, bà con nên tiến hành nạo bầu, nhấc bầu lên chắn rễ dưới đáy bầu để trẻ hóa rễ. Nếu thời tiết râm mát có thể để trơ gốc còn nếu trời nắng và gió may, bà con cần phải lấp đất cho rễ không bị khô. Sau khi phơi gốc như vậy 10 – 15 ngày thì bà con có thể tiến hành bón lót.

Cuoc-bau-chan-re-cho-cam-duong-canh

Cuốc bầu, chắn rễ cho cam đường canh

Lượng phân bón lót

- Bà con cần bón phân chuồng cho cây, tối thiểu 30 – 50kg/gốc. Nếu có điều kiện, bà con bón từ 70 – 100kg/gốc là tốt nhất.

- Bón thêm 0,3 – 0,5kg bột đá vôi, chủ yếu rắc vào các đầu rễ đã cắt.

- Ngoài ra, bà con cần bón 2kg lân nung chảy Văn Điển

- Sau khi bón phân 20 ngày, bà con cần tiến hành phòng trừ nấm bệnh xâm nhập gây thối rễ qua các vết thương đã cắt bằng nấm đối kháng Chaetomium.

Sau khi bón lót như vậy thì chỉ cần mưa xuân xuống cây cam đường canh sẽ ra lộc hoa ở các kẽ lá. Đó chính là biểu hiện của quá trình xử lý ra hoa thành công.

Kỹ thuật khoanh gốc chống rụng quả

Khi hoa đậu quả được 70 – 80%, khi quả bằng hạt đậu xanh, bà con cần tiến hành khoanh gốc để hạn chế cây rụng quả non. Nếu bà con không khoanh gốc, cây sẽ hút dinh dưỡng lên thúc đẩy lộc đông phát triển, gây ra hiện tượng rụng quả non.

Sau khi khoanh gốc 7 ngày nếu bà con thấy lá vẫn phát triển mạnh thì cần tiến hành khoanh thêm một lần nữa. Sau 7 ngày, nếu bà con thấy quả xanh thì quá trình khoanh gốc đã hoàn thành. Thông thường, nếu trời mưa ẩm thì bà con sẽ cần phải khoanh từ 2 – 3 lần, còn trời hanh khô sẽ chỉ làm từ 1 – 2 lần.

Các thời điểm bón phân trong năm

Bon-thuc-cho-cam-duong-canh

Bón thúc cho cam đường canh

- Bà con cần bón phân thúc hoa trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến đầu tháng 2.

- Việc bón phân thúc quả được thực hiện vào tháng 4.

- Bón phân nuôi quả sẽ diễn ra từ tháng 7 – tháng 11, định kỳ mỗi tháng bón 1 lần.

Lưu ý: bà con nên bón thúc cho cây bằng các loại phân như phân cá, ngô và đậu tương thay cho phân hóa học sẽ giúp quả cam đường canh thơm ngon hơn, đồng đều và neo quả trên cây lâu hơn. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để ủ phân hữu cơ làm phân bón cho cây.

Như vậy, việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây cam canh sau thu hoạch là biện pháp hữu hiệu để cây cho năng suất cao, cho quả đều đặng mỗi năm, mẫu mã quả đẹp vì thế mà tăng giá trị thương phẩm của quả.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: