-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH
Wednesday,
08/06/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nên được trồng nhiều và diện tích mở rộng nhanh chóng trên cả nước. Tuy nhiên, do người dân mở rộng diện tích ồ ạt dẫn tới cung vượt cầu nên có thời điểm giá thu mua “lao dốc”. Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích nhưng ít chú ý đến chọn giống tốt và lạm dụng phân bón hóa học nên nhiều diện tích bị nhiễm bệnh, năng suất không ổn định. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bà con nông dân cần tuân thủ kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu, đặc biệt là giai đoạn sau thu hoạch.
Hồ tiêu sau khi thu hoạch sẽ gặp vấn đề gì?
Hồ tiêu được thu hoạch vào thời gian khác nhau ở các vùng khác nhau. Chẳng hạn như tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ thu hoạch vào tháng 2 và tháng 3. Ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 4 và tháng 5 hàng năm.
Thu hoạch hồ tiêu
Cây hồ tiêu sau thu hoạch thường kiệt sức do đã trãi qua thời gian dài mang trái. Thêm vào đó, đây là giai đoạn cao điểm của mùa khô nên đất đai cằn cỗi, cây rất yếu. Ở giai đoạn này, bà con cần ưu tiên chăm sóc cây một cách cẩn thận để cây có đủ sức chống chọi với bệnh tật và chuẩn bị tốt cho 1 mùa ra hoa và đậu quả tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải hộ trồng tiêu nào cũng chú ý chăm sóc cho cây giai đoạn này nên ở nhiều vườn tiêu đã xảy ra tình trạng cây yếu, dịch bệnh dễ bùng phát dẫn đến cây chết hàng loạt
Kỹ thuật bón phân – giải pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây tiêu
Để cây hồ tiêu có đủ sức để kháng bệnh là bón phân cho cây. Bà con lưu ý chọn phân phù hợp và bón đủ lượng để cây có thể hấp thu dưỡng chất tối đa, tránh tình trạng cây bị thiếu chất hoặc bị lãng phí phân bón.
Phân bón hữu cơ
Bao gồm phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học,…
Lượng phân bón
- Năm thứ 1:
+ Phân rác/ phân chuồng/ phân xanh: 7 – 10 (kg/trụ/năm)
+ Phân hữu cơ vi sinh/ phân bón hữu cơ: 1 – 2 (kg/trụ/năm)
- Năm thứ 2, 3:
+ Phân rác/ phân chuồng/ phân xanh: 10 – 15 (kg/trụ/năm)
+ Phân hữu cơ vi sinh/ phân bón hữu cơ: 2 – 3 (kg/trụ/năm)
- Năm thứ 4 trở đi:
+ Phân rác/ phân chuồng/ phân xanh: 15 – 20 (kg/trụ/năm)
+ Phân hữu cơ vi sinh/ phân bón hữu cơ: 3 – 5 (kg/trụ/năm)
Chu kỳ bón
- Mỗi năm một lần (hoặc 2 lần), tiến hành vào đầu hoặc giữa mùa mưa khi đất đủ ẩm.
Kỹ thuật bón
- Đào rãnh theo mép tán, sâu 10 – 15cm, bón phân và lấp đất.
- Trong quá trình đào rãnh tránh làm tổn thương bộ rễ tiêu và bón kết hợp tủ gốc.
Tác dụng
- Tăng năng suất cây trồng và giúp tăng tuổi thọ vườn cây.
- Cung cấp dinh dưỡng cho hồ tiêu (đa, trung và vi lượng).
- Cải thiện hệ vi sinh vật có lợi và kìm hãm các mầm bệnh.
- Giữ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn và trôi dưỡng chất phân bón.
- Gia tăng hiệu quả cho phân hóa học.
- Kích thích sự phát triển của hệ rễ và phục hồi tái tạo sức sống cho hồ tiêu trong mùa vụ mới.
- Hỗ trợ sự phát triển lâu dài cho cây và tái tạo đất.
Phân bón vô cơ
Theo nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu, bà con chọn phân đa – trung – vi lượng để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Phân đa lượng: Phần lớn là các loại phân có lượng lớn dưỡng chất: đạm, lân (P2O5) và kali (K2O),…
- Phân trung lượng: Với lượng vừa các dưỡng chất như: lưu huỳnh (S), canxi (Ca) và magiê (Mg),…
- Phân vi lượng: Chứa các nguyên tố vi lượng cần cho cây hồ tiêu một lượng rất ít, như kẽm (Zn), bor (B) và đồng (Cu), sắt (Fe),…
Theo cách sử dụng: Để bổ sung dưỡng chất nhanh chóng, kịp thời và trước mắt cho cây.
- Phân bón gốc: Các loại phân dùng để bón trực tiếp vào đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây qua rễ.
- Phân bón lá: Dùng để phun qua lá với lượng dưỡng chất phù hợp để kích thích sinh trưởng.
Lượng phân bón
- Năm thứ 1:
+ N: 90 – 100 (kg nguyên chất/ha/năm)
+ P2O5: 50 – 60 (kg nguyên chất/ha/năm)
+ K2O: 70 – 90 (kg nguyên chất/ha/năm)
- Năm thứ 2, 3:
+ N: 150 – 200 (kg nguyên chất/ha/năm)
+ P2O5: 80 – 100 (kg nguyên chất/ha/năm)
+ K2O: 100 – 150 (kg nguyên chất/ha/năm)
- Năm thứ 4 trở đi:
+ N: 250 – 350 (kg nguyên chất/ha/năm)
+ P2O5: 150 – 200 (kg nguyên chất/ha/năm)
+ K2O: 150 – 250 (kg nguyên chất/ha/năm)
Chu kỳ bón
Ưu tiên chọn loại phân vô cơ kết hợp được với phân bón hữu cơ để bón cho vườn tiêu như phân đơn hoặc phân tổng hợp NPK.
- Lần 1: 1/4 đạm + 1/4 kali và tất cả lượng phân bón hữu cơ.
- Lần 2: 1/4 đạm + 1/4 kali được bón vào đầu mùa mưa.
- Lần 3: 1/4 đạm + 1/4 kali được bón vào giữa mùa mưa.
- Lần 4: Lượng phân còn lại sẽ bón vào cuối mùa mưa.
Lưu ý: Bón phân lân bón trước khi kết thúc thu hoạch khoảng 10 ngày.
Kỹ thuật bón
- Bón phân khi đất đủ ẩm, cào lá và rải lên mặt đất theo mép tán.
- Lấp phân vào đất và tránh ảnh hưởng tới phần rễ.
- Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô che lại.
Tác dụng
- Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển
- Tăng năng suất và sản lượng cây trồng.
- Bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng và hiệu quả kịp thời.
Bón vôi
- Chu kỳ bón: 1 lần/ năm tùy vào điều kiện đất đai và cây trồng.
- Lượng vôi: 500 – 1.000kg/ ha
- Kỹ thuật bón: Bà con rải đều trên mặt đất và xung quanh tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón.
- Tác dụng: Giúp cải thiện độ chua và cung cấp Canxi cho tiêu.
7 biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch
Vệ sinh vườn hồ tiêu sau thu hoạch
Thông thường, sau mỗi vụ thu hoạch, cây hồ tiêu cần được ngủ nghỉ và bổ sung dưỡng chất để cây chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa và đậu quả tiếp theo
Sau đây là 7 biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch mà bà con cần thực hiện:
- Từ 7 đến 10 ngày sau thu hoạch, bà con cần vệ sinh vườn cây cho thật sạch sẽ để tránh mầm bệnh lây lan từ mùa vụ trước đó.
- Sau đó bà cần cắt tỉa cành và tạo tán cây bằng cách tỉa bỏ bớt những cành yếu ớt, những cành cây sâu bệnh.
- Tiếp đến, bà con cần bón bổ sung dinh dưỡng cho cây, tùy vào hàm lượng dưỡng chất cần thiết.
- Giai đoạn này bà con cũng cần kiểm tra mầm bệnh cho cây như các loại sâu bệnh, rệp sáp hại rễ,… để có cách xử lý phù hợp.
- Kết hợp tưới nước và bón phân cho cây: bón lá hoặc bón gốc với lượng phù hợp.
- Để vườn hồ tiêu thông thoáng, không bị ngập úng, bà con cần tạo rảnh nước cho vườn hồ tiêu.
Tạo rảnh nước cho vườn hồ tiêu
- Bà con lưu ý hãm nước cho cây hồ tiêu từ 1-2 tháng tùy tình trạng cây, để cây phân hóa mầm hoa tốt hơn.
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu sau thu hoạch. Để cây cho năng suất cao, bà con cần lưu ý phòng trừ dịch hại cho cây khi thời tiết thay đổi thất thường. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất