-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CÂY HỒ TIÊU KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI THẤT THƯỜNG
Thursday,
06/01/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Hiện nay, tình hình thời tiết thay đổi thất thường gây nên hiện tượng dịch hại ở cây hồ tiêu ngày càng xuất hiện nhiều. Không ít nông hộ giàu lên nhờ cây tiêu, nhưng cũng không ít trắng tay vì cây hồ tiêu. Nhằm giúp bà con đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, bài viết này xin giới thiệu tới bà con cách để phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu khi thời tiết thay đổi thất thường.
Đặc điểm cây hồ tiêu
Đặc điểm cây hồ tiêu
Hồ tiêu là một loại cây có nguồn gốc từ tán rừng nhiệt đới, do vậy chỉ cần ánh sáng tán xạ nhẹ, do đó cần có cây che bóng vĩnh viễn. Bóng mát sẽ là một máy điều hòa để điều tiết cây ra hoa kết trái của cây hồ tiêu. Bên cạnh đó vùng đất trồng tiêu phải được giữ ấm tốt vào mùa khô, thoát nước tôt vào mùa mưa.
Tuy nhiên hiện nay có không ít người trồng tiêu ở vùng đất Tây nguyên không nắm bắt được yếu tố này nên hầu hết diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên, không có cây che bóng, thậm chí tiêu còn được trồng ở những khu vực trũng dẫn đến sự phát triển của các loại dịch bệnh như bệnh chết nhanh chết chậm, tháo đốt xoăn lá … Đặc biệt vào mùa mưa tuyến trùng và nấm bệnh phát triển mạnh.
Biện pháp phòng trừ dịch hại cây hồ tiêu
Phòng trừ bệnh kịp thời cho cây tiêu
Để có thể phòng trừ bệnh kịp thời thì bà con lưu ý một số biện pháp quản lý như sau:
Thứ nhất là vấn đề thăm đồng phải được chú trọng, qua việc thăm đồng thường xuyên bà con sẽ sớm phát hiện ra những hiệm tượng bất thường trên vườn cây, như úng nước,vàng lá, quăn lá, sâu hại ..v.v.
Thứ hai là đặc tính của cây tiêu rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, cũng như môi trường đất. Do vậy khi thời tiết nắng hạn kéo dài hay mưa nắng thất thường cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây tiêu.
Sử dụng thuốc Map logic 90 wp phòng trừ dịch hại cho cây tiêu
Phòng bệnh cây hồ tiêu đem lại năng suất cao cho cây trồng
- Phòng trị tuyến trùng cho hồ tiêu
-
Rải đều thuốc quanh tán và rễ cây trồng.
-
Rải 3 lần trong 1 vụ vào thời điểm đầu, giữa và cuối mùa mưa.
-
Với cây tiêu kiến thiết cơ bản rải 1 ký Map logic 90wp cho 40 – 50 trụ.
-
Với cây tiêu kinh doanh rải 1kg Map logic 90wp cho 30 trụ.
- Phòng bệnh héo, bệnh chết nhanh chết chậm cho cây tiêu
-
Rong tỉa cây che bóng khi thời tiết vào mùa mưa.
-
Tạo mương thoát nước để tránh ngập úng cho cây.
-
Dùng bộ ba Map với liều lượng 3 – 5 lít / gốc cho cây, thức hiện sục gốc 3 lần vào thời điểm đầu giữa và cuối mùa mưa.
Nếu phát hiện thấy cây chết, dùng bộ ba Map với liều lượng 3-5 lít/ gốc với các lần như sau:
-
Lần một: đổ đồng loạt trên vườn kể cả cây tiêu đã chết.
-
Lần hai: đổ cách lần thứ 1 từ 5-7 ngày, chỉ đổ cô lập những trụ xung quanh trụ tiêu đã chết.
-
Lần ba: đổ cách lần thứ 2 từ 5-7 ngày, chỉ đổ cô lập những trụ xung quanh trụ tiêu đã chết.
Như vậy trong phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu điều cần thiết nhất là phòng bệnh chết nhanh chết chậm, tuyến trùng hại rễ. Biện pháp tôt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu trường hợp bệnh đã nhiễm nặng rồi mới chữa thì tỉ lệ thành công là rất thấp. Bên cạnh phòng bệnh thì cần phải kết hợp thêm kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu đúng cách để năng suất chất lượng thu được cao nhất.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất