-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI VƯỜN SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH
Saturday,
13/08/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Sau mỗi vụ thu hoạch, cây ăn quả thường bị suy kiệt, trong đó có cây sầu riêng. Vậy để cây phát triển bền vững, ra hoa và đậu quả tốt, bà con cần phải áp dụng các kỹ thuật phục hồi, chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch hợp lý nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ dinh dưỡng để cây phục hồi chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.
Sau đây, chúng tôi chia sẽ đến bà con một số kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc và phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch.
1. Sau mỗi vụ thu hoạch, bà con cần tiến hành các biện pháp chăm sóc cây kịp thời nhằm giúp cây mau phục hồi và ra hoa sớm. Bằng cách này, cây sẽ ra hoa, dậu quả sớm để có một vụ thu hoạch sớm và bán được giá tốt hơn.
2. Nếu vụ trước, bà con quan sát thấy năng suất cao bất thường, đặc biệt là ở những cây ghép hay cho nhiều trái mùa trước. Ở mùa này, bà con nên tỉa bớt trái, tỉa cành tạo tán, tiêu hủy cành mang mầm bệnh, tỉa bỏ cành mọc dày, đan vào nhau. Bên cạnh đó, để hạn chế hiện tượng nứt thân, xì mủ trên cây sầu riêng, bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp, mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên.
Tia cành cho cây sầu riêng
3. Bón phân: trong giai đoạn này, đối với phân hóa học, bà con cần bón phân cho cây theo công thức: 2/4 đạm, 1/4 - 2/4 lân, kali từ 1/4 trong tổng số lượng phân định bón trong vụ. Việc bón nhiều đạm và lân nhằm giúp cây mau phục hồi và tăng trưởng.
Sau khi bón phân vô cơ xong, bà con tiến hành bón phân hữu cơ ngay sau khi thu hoạch với hàm lượng từ 50 – 100kg hữu cơ hoại mục/cây và tùy theo loại đất và loại phân.
Đối với phân vôi, hàm lượng 1 – 3tấn/hecta tùy vào độ pH của đất cũng như nhu cầu kali của cây. Thường thì bà con bón vôi để đất đạt độ pH từ 5,5 – 6,5 là lý tưởng, vì lúc này cây sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
4. Tưới nước: Thường sau thu hoạch thì sẽ có mưa. Tuy nhiên, nếu không có mưa thì bà con cần tưới ngay cho cây, kết hợp với bón phân để giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt và phục hồi nhanh.
Tưới nước cho cây sầu riêng
Trong giai đoạn này, bà con cần lưu ý: sau đợt có trái, sức khỏe cây giảm nên dễ dàng nhiễm một số loại sâu bệnh. Do đó, bà con cần tiến hành phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây, giúp cây hồi phục nhanh, cây khỏe, phát triển tốt.
Ngoài ra, bà con cũng cần che phủ đất để cây trồng phát triển khoe mạnh và chống chịu tốt với các tác nhân bên ngoài để cây luôn khỏe mạnh.
Như vậy để cây sầu riêng phát triển tốt và cho năng suất ổn định việc chăm sóc và phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch giữ vai trò quyết định. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích để bà con tham khảo và áp dụng trên vườn cây sầu riêng nhà mình. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất