KỸ THUẬT KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG SƯỢNG CƠM SẦU RIÊNG

KỸ THUẬT KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG SƯỢNG CƠM SẦU RIÊNG
Tuesday,
22/11/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Sầu riêng là loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích nhưng không phải quả nào cũng vàng ươm, thơm ngon như mong đợi. Có một số trường hợp khi bổ quả sầu riêng ra, chúng ta thấy múi sầu riêng có màu vàng nhạt, bị sượng. Vậy làm sao để thu được những quả sầu riêng ngon, bán được giá cao? Bà con hãy cùng tham khảo kỹ thuật khắc phục hiện tượng sượng cơm sầu riêng nhé.

HẠN CHẾ ĐI ĐỌT NON:

Nếu trong giai đoạn sầu riêng nuôi trái mà bà con để cây ra đọt non thì dinh dưỡng sẽ tập trung vào đọt non khiến sầu riêng bị lép hộc và không đủ dinh dưỡng để nuôi trái. Vì vậy, khi phát hiện cây sầu riêng nhú đọt non, bà con nên phun ngay những dòng thuốc để hãm đọt non như sau:

Phun phân MKP (0-52-34) với nồng độ 0.5 - 1% hoặc Kali Nitrat (KNO3) với nồng độ 1 – 1.5% hoặc Paclobutrazol với nồng độ 250 - 500 ppm. Phun đều 2 mặt lá, phun định kỳ 7-10 ngày/lần vào giai đoạn 3-12 tuần sau khi sầu riêng đậu trái.

Bón phân cân đối: Bà con không nên bón thừa phân, nhất là phân đạm. Bởi vì khi bón nhiều đạm, cây sầu riêng sẽ đi đọt non, khi đó cây sẽ dành chất đinh dưỡng đi đọt mà không nuôi trái. Đến giai đoạn trái phát triển thì bà con nên bón Kali để tạo cơm cho trái.

Bên cạnh đó, bà con cần phun Aura khi sầu riêng đậu trái để cung cấp dinh dưỡng cho cây, hạn chế tình trạng rụng trái non và nấm trái. Ngoài ra còn giúp tăng trọng lượng, kích thước trái và nâng cao chất lượng trái.

QUẢN LÝ NƯỚC:

Bà con cần hạn chế tưới quá thừa nước vì sẽ khiến sầu riêng hấp thu lượng nước nhiều làm trái lớn đột ngột, múi sầu riêng bị mềm nhão, gai và trái bị nứt, gai không đều, trái bị móp méo. Ngược lại, việc tưới thiếu nước sẽ khiến sầu riêng chậm lớn, khô đầu múi và sượng múi.

Ngoài ra, bà con nên giữ mực nước trong mương ở độ sâu khoảng 60 - 80 cm từ mặt liếp sau khi sầu riêng đậu trái. Sau những trận mưa lớn, bà con nên bơm nước ra khỏi vườn để không làm tăng lượng nước trong mương.

Để sầu riêng không bị sượng trái, nhão cơm, bà con nên rút cạn nước trong mương, đồng thời ủ gốc trước khi thu hoạch khoảng 30 ngày. Bằng cách này, cơm sầu riêng sẽ có màu vàng, thơm ngon mà không bị sượng, nhão hay cháy múi.

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG:

Bón phân có hàm lượng kali cao:

+ Sầu riêng Ri6 bón NPK: 12 - 11 - 18, 12 - 12 - 17, 15 - 3 - 20.

+ Sầu riêng Monthong bón phân NPK: 15 - 15 - 15, 17 - 17 - 17, 18 - 18 - 18.

Kết hợp với các loại phân bón lá có hàm lượng NPK đều nhau và các loại trung vi lượng, đặc biệt là canxi để cây cho trái đẹp và hạn chế hiện tượng bể đầu gai.

Trong thời gian này cây có thể đi đọt non, vì vậy bà con nên phun MKP (0-52-34) với nồng độ 0.5 – 1% hoặc Kali Nitrat (KNO3) với nồng độ 1 – 0.5% hoặc Paclobutrazol ở nồng độ 250 - 500 ppm. Ở lần phun cuối, bà con nên kết hợp với Venri để ngăn chặn sự tấn công của nấm gây thối trái, xì mủ thân.

*Ghi chú:

- Loại phân Kali bà con dùng bón cho sầu riêng nên là phân kali trắng, vì sẽ giúp sầu riêng chắc cơm, tăng tính chống chịu với sâu bệnh. Bà con không nên bón Kali đỏ vì có chứa Clo sẽ làm sầu riêng bị sượng múi, tích nước trong cơm.

- Trong thời kỳ nuôi trái, cây sầu riêng thường bị rệp sáp tấn công, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho gai sầu riêng bị cháy hoặc bị hư, ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Để trị rệp sáp, bà con phun Vansi, phun đều cả 2 mặt lá, thân và mặt dưới tán. Phun định kỳ 5 - 10 ngày/lần.

Sầu riêng sẽ đạt được giá trị thương phẩm cao khi trái sầu riêng to tròn, múi đều, cơm sầu riêng có màu vàng ươm, thơm ngon. Bằng cách áp dụng các biện pháp chúng tôi vừa chia sẽ, bà con sẽ hạn chế được tối đa tình trạng sượng cơm trên sầu riêng. Bên cạnh đó, để cây cho trái tốt, nuôi trái khỏe, bà con cần áp dụng bí quyết dưỡng cành quả to khỏe, hiểu được vai trò & tác dụng của "cành bơi" trên cây sầu riêng. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: