-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON ĐƠN GIẢN
Friday,
23/07/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Sầu riêng thuộc giống cây trồng nhiệt đới, có thể phát triển tốt, ra hoa và kết quả trong điều kiện nhiệt độ từ 22 – 30°C. Do vậy, chúng có thể thích hợp để trồng ở nhiều vùng miền, giúp đem lại kinh tế cao cho người nông dân. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng sầu riêng và cách chăm sóc cây con sau khi trồng.
Yêu cầu về đất trồng cây sầu riêng
Đất trồng sầu riêng có độ tơi xốp cao
- Đất trồng sầu riêng phải có độ tơi xốp cao, giàu dưỡng chất.
- Yêu cầu với hố trồng sầu riêng phải đạt kích thước tiêu chuẩn là 60 x 60 x 60 cm. Khoảng cách thích hợp nhất giữa các hố trồng là từ 8 – 12m.
Trước khi trồng cây sầu riêng nên tiến hành bón lót 1 kg phân chuồng hoai mục và 50g NPK 16-16-8 hoặc 20-15-15 để cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo cho cây phát triển khỏe mạnh sau khi trồng. Thực hiện trộn phân và ủ hoai trong thời gian từ 10 – 15 ngày trước khi bắt đầu trồng sầu riêng.
Lựa chọn giống cây trồng sầu riêng tốt
Giống cây sầu riêng tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thân cây thẳng
- Có tối thiểu từ 3 cành
- Chiều cao khoảng 80cm
- Có rễ phát triển tốt
- Đường kính thân cây 0.8cm trở lên
Kỹ thuật trồng sầu riêng
Kỹ thuật trồng cây trồng riêng
Trồng thuần thì khoảng cách trồng sầu riêng là 8x8m hoặc 8x10m, khoảng 125 -156 cây/ha. Nếu trồng xen canh với cà phê, ca cao thì đảm bảo khoảng cách giữa các cây từ 9x9m hoặc 9x12m, khoảng 70-100 cây/ha.
Bước 1: Trước khi tiến hành trồng sầu riêng vào hố thì nên tiến hàng đảo phân từ trên xuống dưới, và từ ngoài vào trong cần thực hiện đều khắp các vị trí trong lòng hố.
Bước 2: Tạo chỗ để đặt cây sầu riêng ở bên trong hố. Phụ thuộc vào kích thước của bầu mà căn cứ để tạo hố có được kích thước hợp lý nhất.
Bước 3: Tiến hành dùng dao hoặc kéo để cắt bỏ chỗ rễ thừa, hay các rễ cong của cây. Tiếp tục rạch một đường dài ở vị trí bao bầu, lúc này phải cẩn thận không sẽ làm vỡ bầu cây. Sau đó, đặt cây vào hố trồng và yêu cầu bầu phải cao hơn phần miệng hố khoảng 2 – 3cm. Cuối cùng là công đoạn tách phần vỏ bầu ra khỏi bầu ươm.
Bước 4: Ở bước này cần tiến hành phủ đất lên phần mô đã nén chặt, chú ý phần đất bên ngoài phải phủ đất thấp hơn ở phần miệng bầu với chiều cao khoảng 1 – 2cm. Có độ dốc để quá trình tưới nước không bị tình trạng đọng lại nước ở phần rễ cây.
Bước 5: Thực hiện cắm cọc để giữ cây sầu riêng, cần làm bằng cọc nứa, tre hoặc gỗ,… với chiều dài từ 1 – 2m cùng đường kính là 2 – 3cm. Tùy thuộc vào kích thước thực tế của giống cây để làm giá đỡ có sự cân đối một cách hợp lý nhất.
Bước 6: Sau khi cây được trồng xong thì tiến hành tưới nước nhằm duy trì được độ ẩm cần thiết cho cây.
Bước 7: Sử dụng cây, lá dừa khô, hay lá chuối,… để che bớt ánh nắng cho cây con mới trồng. Bên cạnh đó, có thể dùng lá cây khô, hay rơm rạ,…để che phủ phần gốc giúp giữ ẩm cho cây sầu riêng.
Chăm sóc cây sầu riêng con đơn giản
Chăm sóc cây sầu riêng sau khi trồng
Vào giai đoạn từ 1 – 3 năm đầu sau khi trồng sầu riêng là giai đoạn tốc độ sinh trưởng của cây khá chậm, vì vậy yêu cầu cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng mới giúp chúng phát triển khỏe mạnh, cũng như có được dáng cây cân đối nhất. Ở thời kì này cần đảm bảo:
• Tưới nước: vào thời điểm mùa khô tần suất tưới nước từ 7 – 10 ngày/ lần với lượng nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất đồng thời kết hợp phủ rơm rạ, vỏ trấu,… để giữ độ ẩm tốt nhất. Có thể đánh bồn ở vị trí xung quanh gốc giúp quá trình tưới tiêu được thực hiện dễ dàng.
• Làm cỏ: cần được thực hiện thường xuyên nhằm tạo độ thông thoáng cần thiết, nhất là ở khu vực gốc cây. Không nên để cỏ dại mọc rậm rạp, vì điều này rất dễ làm cho côn trùng gây hại ẩn nấp. Có thể canh tác một số loại cây họ đậu dưới gốc vừa có thể tăng thêm thu nhập và hạn chế tình trạng cỏ mọc dưới gốc.
• Bón phân: bón phân bổ sung nên thực hiện vào thời điểm đầu mùa mưa. Mỗi gốc bón 15-20kg phân chuồng, phân hỗn hợp và phân phức hợp với tỉ lệ đạm và lân cao giúp kích thích rễ, cành phát triển. Vào năm thứ hai thực hiện bón 2 tháng/lần với mỗi lần là 100g. Sau đó ở năm thứ hai trở đi thì bón 0,8 – 1kg/gốc/năm được phân chia thành 4 – 6 lần bón. Ngoài ra, chú ý bón thêm phân trung vi lượng với tần suất mỗi năm từ 1 – 2 lần.
• Cắt tỉa cành: ở giai đoạn từ 6 – 8 tháng đầu tiên, nên để cây phát triển tự nhiên. Sau đó tiến hành lựa chọn những chồi khỏe nhất là chồi chính. Khi cây có chiều cao từ 2m thì cắt bỏ cành ngang ở vị trí từ mặt đất lên khoảng 0.8 – 1m.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiều xong về kỹ thuật trồng sầu riêng, và cách chăm sóc cây con sau khi trồng đúng cách. Để đạt được năng suất cao nhất bà con cần kết hợp thêm các biện pháp làm bông và giữ trái sầu riêng đúng cách. Mọi người nhớ lưu lại để áp dụng cho vườn trồng nhà mình nhé. Chúc mọi người thành công!
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất
- Lễ Hội Sầu Riêng Krông Pắc lần 2 chính thức quay trở lại với loạt các hoạt động thú vị
- Vật tư Nông nghiệp Bích Trâm trưng bày 6 gian hàng tại Lễ Hội Sầu Riêng 2024