KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG GIÚP MANG LẠI GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG GIÚP MANG LẠI GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO
Saturday,
05/11/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Sầu riêng là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, sầu riêng được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Để sầu riêng phát triển ổn định và cho quả chất lượng, bà con cần tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng nhằm mang lại giá trị kinh tế cao như sau:

 Kỹ thuật trồng cây

- Chọn giống: Đối với sầu riêng bà con nên chọn cây giống thẳng, cao khoảng 80 cm, có 3 nhánh trở lên, đường kính thân khoảng 0,8 cm, rễ phát triển tốt. Sau khi chọn được giống sầu riêng chất lượng, sạch bệnh thì bà con tiến hành trồng mới.

- Bón phân: Trước khi trồng cây từ 15 đến 20 ngày nên bón lót bằng phân hữu cơ Nhật Bản bằng cách đào hố. Lưu ý giữ ẩm cho hố trong những ngày này.

Ky-thuat-trong-sau-rieng

Kỹ thuật trồng cây riêng

- Trồng mới: Bà con trồng cây xuống hố theo các bước sau:

+ Bước 1: Đảo phân trong hố theo chiều từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới cho phân rãi đều khắp hố.

+ Bước 2: Tạo vị trí đặt cây sầu riêng trong hố, đảm bảo hố có kích thước phù hợp với bầu cây con. Đào hố sâu khoảng 20 cm, đường kính lớn hơn bầu cây khoảng 2 cm.

+ Bước 3: Cắt bỏ những rễ cong, rễ thừa rồi dùng dao rạch một đường dọc bao bầu, cẩn thận không làm vỡ bầu. Đặt bầu vào hố đã đào sẳn sao cho miệng bầu cao hơn miệng hố từ 2 đến 3 cm. Nhẹ nhàng tách vỏ bầu, cẩn thận để không làm tổn thương rễ. Lưu ý khi đặt bầu phải để cây giống thẳng, tránh đặt bầu quá sâu hoặc quá nông.

+ Bước 4: Phủ đất lên mô, nén chặt. Phủ đất bên ngoài thấp hơn miệng bầu từ 1 đến 2 cm để giúp rễ thoát nước dễ dàng.

+ Bước 5: Đóng cọc giữ cho cây đứng vững.

+ Bước 6: Tưới nước

+ Bước 7: Dùng lá che nắng và dùng rơm rạ hoặc lá khô để giữ ẩm cho gốc.

Lưu ý: Bà con nên trồng thưa để vườn cây thông thoáng, đãm bảo cây không cần cạnh tranh điều kiện sống lẫn nhau. Mật độ thích hợp thường là 70 đến 100 cây / ha, với khoảng cách cây từ 10 đến 12 m.

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

Ky-thuat-bon-phan-cho-cay-sau-rieng

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

Về phân bón, thay vì bón phân vô cơ, bà con nên bón phân vi sinh, phân hữu cơ như phân gà hữu cơ để cây sinh trưởng và phát triển ổn định, cải tạo môi trường đất, đảm bảo chất lượng và nâng cao năng suất của cây sầu riêng. Đặc điểm của phân hữu cơ và phân vi sinh là cung cấp một số lượng lớn vi sinh vật để tổng hợp chất dinh dưỡng trong đất và cung cấp cho cây trồng, vừa phù hợp, vừa không làm đất bị thoái hóa, bạc màu. Bà con có thể tham khảo quy trình bón phân như sau:

+ Giai đoạn mới trồng: Bón lót bằng phân hữu cơ Nhật Bản cho cây sầu riêng với liều lượng khoảng 2 - 3 kg / gốc, bón trước khi trồng cây 20 - 30 ngày vào hố để đất có sẵn chất dinh dưỡng nuôi cây. Trong thời gian này, bà con cũng cần chú ý tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho hố, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong phân phát triển.

+ Giai đoạn 1 đến 3 năm tuổi: Giai đoạn này bà con cần bón đủ 6 lần trong năm, chia làm 3 lần vào mùa nắng và 3 lần vào mùa mưa, mỗi lần cách nhau 2 tháng. Năm đầu bón khoảng 6 đến 8 kg / gốc, sang năm thứ hai và thứ ba tăng lên 8 đến 15 kg / gốc chia làm 6 lần trong năm. Bón xung quanh gốc theo tán cây.

Ngoài ra, bàn con nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ vì những hóa chất này có tác dụng phụ là tiêu diệt và ức chế hoạt động của vi sinh vật trong đất, làm đất thoái hóa, bạc màu, dẫn đến giảm năng suất, sản lượng và chất lượng của quả. Nghiêm trọng hơn, việc sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật có thể khiến cây sầu riêng suy ngược, úa lá, khô héo và chết.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay cũng ưa chuộng các sản phẩm sầu riêng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học vì không an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, muốn đạt được giá trị phát triển bền vững, bà con nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hóa học này cho cây sầu riêng.

Chăm sóc cây sầu riêng

Tuoi-nuoc-cho-cay-sau-rieng

Tưới nước cho vườn sầu riêng

- Tưới nước:

Sầu riêng là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Vì vậy, bà con cần tưới nước đầy đủ và hợp lý cho cây. Bà con nên đào mương, rãnh thoát nước trong vườn sầu riêng. Nhờ hệ thống rãnh này mà vào mùa mưa giúp thoát nước tốt hơn, còn vào mùa khô thì giúp dự trữ nước tưới cho vườn cây. Đối với cây sầu riêng mới trồng, bà con nên phủ lá khô hoặc rơm rạ lên gốc để giữ ấm, sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây. Đây là giai đoạn quan trọng, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị héo và chết.

- Tỉa cành, tạo tán:

Việc tỉa cành, tạo tán có vai trò quan trọng giúp cây phát triển cân đối, tăng năng suất trái. Việc cắt những cành không cần thiết để giúp vườn sầu riêng thông thoáng, tăng khả năng quang hợp, hạn chế sâu bệnh. Ngoài ra, việc cắt tỉa còn giúp phân bố lại các cành sao cho đều và cân đối để cây đứng vững, không bị đổ khi gặp gió lớn. Bà con có thể dùng kéo cắt tỉa cảnh, dùng cưa, hay kéo thông thường, ... để thực hiện việc tỉa cành, tạo tán cho cây theo cách như sau:

+ Cắt bỏ những cành thừa, cành bị bệnh, cành sâu, cây chậm lớn để cây tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe có khả năng mang trái.

+ Loại bỏ những chồi mọc ở gốc ghép và những cành sát mặt đất (cách mặt đất khoảng 1m) vì những cành này rất dễ bị sâu bệnh.

+ Trước khi tỉa cành, tạo tán, bà con phải định hình tán cây. Một cây sầu riêng đạt tiêu chuẩn sẽ có thân chính thẳng, có từ 5 đến 6 cành cấp 1 và tán mọc đều ra các hướng.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sầu riêng năm đầu tiên và quy trình bón phân hiệu quả nhằm mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Để có được những qua sầu riêng ngon ngọt, tròn đều, bà con tham khảo thêm nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sầu riêng bị méo trái. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: