MÁCH BÀ CON KỸ THUẬT TRỒNG CHANH DÂY NĂNG SUẤT CAO

MÁCH BÀ CON KỸ THUẬT TRỒNG CHANH DÂY NĂNG SUẤT CAO
Wednesday,
11/08/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Trái chanh dây có rất nhiều công dụng tuyệt vời, có thể làm nước giải khát, bào chế dược liệu, sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm. Hiện nay nguồn cung cấp chanh dây trên thị trường còn thấp. Trong khi đây là trái cây mang lại nhiều giá trị kinh tế. Để trồng chanh dây đạt năng suất cao, mỗi nhà nông cần phải tự trang bị cho mình kiến thức về kỹ thuật trồng chanh dây

Chuẩn bị đất trồng cho cây canh dây

ky-thuat-trong-chanh-day

Cây chanh dây thích hợp trồng trên mọi địa hình

Cây chanh dây là loại cây thích hợp trồng được trên mọi địa hình khác nhau, tuy nhiên nếu biết kỹ thuật thiết kế vườn trồng cùng loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ giúp cây phát triển tốt nhất. Đất trồng có độ kiềm cao hay quá chua đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.

Để lựa chọn được đất trồng cây chanh dây đạt chuẩn, cần đảm bảo được những yêu cầu nhất định sau:

- Đất cần được làm sạch cỏ dại và được đào xới, cào san cho bằng phẳng.

- Với địa hình đất trồng dốc, cần trang bị thêm những rãnh thoát nước để tránh hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

- Kích thước hố trồng cây chanh dây tốt nhất là 60 x 60 x 60cm, riêng lớp đất mặt cần bỏ sang 1 bên. Trong mỗi hố cần được bón 500g vôi tôi, 15kg phân chuồng, 500g phân Lân, tất cả phân và vôi sẽ được trộn đều với lớp đất mặt.

Lưu ý về mật độ khoảng cách trồng cây

Thông thường, mật độ trồng cây chanh dây được phân bố phù thuộc vào diện tích đất, điều kiện thổ nhưỡng, và khả năng thâm canh. Mật độ trồng được các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo tốt nhất là:

- 400cây/ha: Khoảng cách 5x 5m

- 500cây/ha: Khoảng cách 5x 4 m

- 625 cây/ha: Khoảng cách 4×4 m

Cách làm giàn cho cây chanh dây

am-gian-cho-cay-chanh-day

Làm giàn cho cây chanh dây

Vì chanh dây là loại cây leo do vậy cần phải có giàn. Về giàn Chanh dây, bà con có thể thiết kế trống giống với giàn mướp hay giàn theo kiểu chữ T. Tuy nhiên với giàn thiết kế kiểu chữ T sẽ giúp chanh dây phát triển tốt hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng nấm bệnh. Chiều cao của giàn nên đạt từ 1,8m – 2m. Để giàn có độ bền, nên sử dụng dây thép để căng.

Kỹ thuật trồng 

Cây Chanh dây có thể trồng vào mọi thời điểm trong năm, chỉ cần bà con nông dân chủ động được nguồn nước tưới. Tuy nhiên thời điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây Chanh dây sinh trưởng và phát triển là gieo trồng vào giữa, cuối mùa mưa.

Những loại phân dùng để bón lót xuống hố trồng cho cây Chanh dây thường sẽ là phân chuồng ủ hoai mục, phân Đạm, phân vi sinh, Lân, NPK…Liều lượng dùng cho cây sẽ tùy thuộc theo từng giai đoạn phát triển.

Bà con nên dùng dao sắc nhọn để cắt lớp bọc nilon bên ngoài bầu đất. Sau đó đặt cây con xuống chính giữa hố trồng, lấp đất nhẹ quanh hố. Sau khi trồng cây, bà con cần tưới nước để giữ độ ẩm cần thiết cho bộ rễ.

Quy trình bón phân

- Bón lót cho cây

Bên cạnh lương phân chuồng, vôi và phân Lân dùng bón lót cho hố trồng. lượng phân bón lót có thể bổ sung thêm 2kg phân hữu cơ dùng riêng cho Chanh dây.

- Bón thúc cho cây

Khi cây con được khoảng 2 tháng tuổi, bà con có thể bón thêm phân NPK mỗi tháng 2 lần.

Khi cây từ 2 – 6 tháng tuổi

Lượng phân bón lúc này cần dùng cho cây Chanh dây thêm phân bón NPK với hàm lượng dinh dưỡng 15:9:3. Mỗi tháng nên bón cho cây 2 lần phân.

Cây Chanh dây trong thời kỳ kinh doanh

Mỗi tháng cung cấp cho cây 2 lần phân NPK 15:9:13 kết hợp với phân hữu cơ vi sinh.

Chế độ chăm sóc

cham-soc-chanh-day

Quá trình chăm sóc cây chanh dây

- Tưới nước

Cây Chanh dây là loại cây ưa sinh trưởng trong môi trường có độ ẩm cao. Vì thế, bà con nên duy trì tưới cho cây 2 ngày 1 lần. Vào mùa khô, đất sẽ mất nước nhanh hơn nên bà con có thể ưu tiên tăng số lần tưới lên để đất luôn giữ được độ ẩm nhất định.

- Cắt tỉa, tạo tán

Khi cắt tỉa tán cây thường xuyên giúp các cành thứ cấp mới phân bố đều đặn hơn trên mặt giàn và năng khả năng ra trái.

Lưu ý, trong thời điểm cây đã lên giàn thì bà con cần tạo hình và tiến hành tỉa cành thường xuyên. Lá cây Chanh dây cần được tỉa bớt vào mùa mưa để hạn chế tình trạng nấm bệnh phát triển. Đặc biệt là tỉa bớt lá, nguồn dinh dưỡng sẽ được tập trung vào quá trình ra hoa, đâu trái.

Sau khi thu hoạch trái xong, cần tiến hành cắt tỉa những cành trên mặt giàn đã cho trái trước đó. Sau đó, cây sẽ hình thành nên những chồi mới, nếu không đốn tỉa, cây chanh dây sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, làm giảm năng suất.

- Phòng trừ sâu bệnh

+ Bệnh hại

Những loại bệnh mà cây Chanh dây thường hay gặp phải đó là:

Bệnh đốm nâu (brown spot) do nấm Alternaria passiflorae gây nên.

Bệnh ghẻ (scab) do nấm Cladosporium horbarum.

Bệnh đốm ở vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra.

Bệnh sần sùi ở cây chanh dây gây ra do loại nấm Septoria passiflorae.

Bệnh phấn trắng: Nấm Sclerotinia sclerotiorum là nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này.

Để phòng trừ những loại bệnh do cây nấm gây ra, bà con có thể sử dụng những loại thuốc chuyên dụng như: Daconil, Derosal, Tilt, Ridomil Gold, Viaphos 80BTN, carbenzim 50HP Vicuron 250SC, Workup 9SL.

Riêng với những loại bệnh ở cây Chanh dây do vi khuẩn gây ra, có thể sử dụng thuốc gốc đồng, New Kasuran, Starner…để điều trị.

+ Sâu hại

Cây Chanh dây cũng rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công như:

Ruồi đục trái: Để tiêu diệt loại ruồi này, cách tốt nhất là tiến hành phun thuốc diệt ruồi SOFRI protein.

Rệp, nhện đỏ: Những loại thuốc có thể dùng để tiêu diệt loại rệp, nhện đỏ này là: Nissoran, commite, Vineem 1500EC , Bifentox 30ND, Vibamec 1.8EC, supracide 40EC.

Bọ trĩ (Thips), rầy các loại: Mospilan, Vineem1500EC, Confidor, Vertimec, Tập kỳ,…có thể dùng như một loại thuốc phòng trừ.

Lưu ý: Trong quá trình phun thuốc cần né tránh thời điểm cây ra hoa vào sáng sớm. Vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của cây.

Bà con cần chú ý thăm vườn Chanh dây thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ tốt nhất. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi phòng trừ sâu bệnh, nên áp dụng biện pháp tổng hợp.

Quá trình thu hoạch và bảo quản

thu-hoach-qua-chanh-day

Quá trình thu hoạch chanh dây

Với loại quả chanh dây, cần phải tiến hành thu hoạch đồng loạt, cả những trái chín và trái gần chín. Trong quá trình thu hoạch bà con cần lưu ý tránh làm lớp vỏ bên ngoài của quả bị trầy xước, vì điều này sẽ làm quả không bảo quản được lâu, do các loài vi sinh vật có thể xâm nhập vào bên trong.

Trên đây là những thông tin đã tổng hợp ngắn gọn chi tiết nhằm chia sẻ tới bà con về kỹ thuật trồng chanh dây. Bà con nhớ lưu lại những thông tin hữu ích để thuận lợi hơn trong quá trình bắt tay vào trồng cũng như chăm sóc cây chanh dây đúng cách. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: