-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XƠ ĐEN TRÊN MÍT : NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Friday,
07/10/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Mít Thái siêu sớm hay còn gọi là mít Chiang Rai, là giống mít có nguồn gốc từ tỉnh Chiang Rai miền Bắc Thái Lan. Giống mít này du nhập vào Việt Nam và được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hiện nay nông dân trồng mít đang phải đối mặt với khó khăn về sâu bệnh hại trên cây mít, trong đó có hiện tượng xơ đen, làm cho múi mít và xơ mít bị đen, ảnh hưởng đến phẩm chất của trái mít. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng xơ đen trên mít Thái siêu sớm và cách khắc phục nhé!
SƠ LƯỢC VỀ MÍT THÁI SIÊU SỚM
Mít Thái Siêu Sớm là giống mít mới xuất hiện vài năm gần đây, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, cho trái quanh năm.
Giống mít Thái siêu sớm
Mít Thái siêu sớm có thể cho trái rất sớm chỉ sau 1 năm trồng, cây cao từ 6-8m, trái nặng 8-12kg, cá biệt có trái nặng tới 25kg, năng suất từ 35-40 tấn / ha.
Cây sinh trưởng mạnh và cho trái quanh năm. Chất lượng quả ngon, múi có màu vàng, hạt nhỏ hơn giống mít nghệ.
Quả mít chín nặng từ 10-15 kg, bên trong múi khá to và mọng, có vị ngọt và thơm. Ngoài ra, mít Thái rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi, sắt, kali, magie và nhiều chất dinh dưỡng khác nên rất có lợi cho sức khỏe người dùng.
NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆN TƯỢNG XƠ ĐEN TRÊN MÍT THÁI
Nguyên nhân mít bị xơ đen
- Theo khảo sát, những trái có xơ đen thường có hình dạng trái méo mó, đầu trái nhỏ. Phần xơ có màu đen, múi bị lép, hạt không phát triển, vết đen trên xơ không có hình dạng nhất định.
- Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng xơ đen ở mít, đó là do thiếu dinh dưỡng, và do sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Theo công bố mới nhất, người ta xác định hiện tượng mít có triệu chứng đốm vàng nâu bên trong trái là do vi khuẩn Pantoea stewartii subsp. Stewartii gây ra. Vi khuẩn này được công bố lần đầu tiên từ Malaysia (Zulperio et al. 2017). Theo một nghiên cứu về bệnh trên cây Mít ở Mexico, hiện tượng xơ đen là do vi khuẩn Pantoea stewartii subsp. Stewartii gây ra (2017).
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhân (2018) cũng cho rằng hiện tượng mít bị đen dây có thể do vi khuẩn tấn công trái trong quá trình thụ phấn theo hai con đường: (1): xâm nhập qua vòi nhị cái và đi vào bên trong trong trái, (2): qua khe hở giữa các múi lúc trái còn non.
CÁCH KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG XƠ ĐEN TRÊN MÍT THÁI
- Theo một nghiên cứu, hiện tượng xơ đen xuất hiện nhiều vào mùa mưa và việc bổ sung Bo giúp giảm tỷ lệ xơ đen. Bà con nên sử dụng Canxi Bo bổ sung dạng vi lượng phun cho cây định kỳ 7-10 ngày / lần, thời kỳ trước khi cây ra hoa và giai đoạn quả non.
- Bà con cần che mưa cho trái để hạn chế nước mưa mang vi khuẩn gây hại cho trái. Phun phòng trừ vi khuẩn bằng Pyramos 40SL hoặc Kasuduc 3SL vào giai đoạn trước khi ra hoa và giai đoạn trái non.
Che mưa cho mít Thái siêu sớm để hạn chế vi khuẩn gây hại
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con nguyên nhân gây hiện tượng xơ đen trên mít thái siêu sớm và cách khắc phục. Bên cạnh đó, bà con cần duy trì thảm cỏ trong vườn cây bởi những lợi ích tuyệt vời mà chúng mai lại trong đó có việc tăng năng suất và kéo dài tuổi thọ của cây.
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất