-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỂ GAI TRÊN TRÁI SẦU RIÊNG
Friday,
05/08/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Sầu riêng là loại cây ăn quả được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giàu các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B, khoáng chất. Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Để cây sầu riêng đạt năng suất tối ưu thì ngoài việc cây cho nhiều trái thì phẩm chất trái cũng phải đạt chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay xảy ra tình trạng sầu riêng bị bể gai, làm giảm giá trị thương phẩm của quả. Vậy chúng ta hãy cũng tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.
Những nguyên nhân gây bể gai trên trái sầu riêng
- Thứ nhất: Khi hai cành mọc song song gần sát nhau, đến lúc mang trái, trái sẽ dễ bị cọ sát dẫn đến bể gai.
- Thứ hai: Việc bón thiếu phân trung lượng và vi lượng, đặc biệt là nguyên tố Ca sẽ đẫn đến tình trạng nứt gai sầu riêng.
- Thứ ba: Khi trái bị rệp sáp xâm hại sẽ làm biến đổi hình dạng gai, từ đó làm giảm chất lượng trái.
Giải pháp khắc phục tình trạng bể gai trên trái sầu riêng
- Trong quá trình tỉa cành, tạo tán cho cây, bà con nên phân bổ các cành đều nhau, không để các cành mọc chồng chéo, điều đó sẽ giúp trái không bị cọ sát với nhau.
Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng
- Khi bón phân NPK + TE cho cây, bà con cần bón theo tỷ lệ sau:
+ Giai đoạn 1 tháng sau đậu trái, bà con bón NPK theo tỷ lệ 4:3:1 như NPK 20-15-5+TE. Lượng bón từ 1 – 3Kg/gốc.
+ Giai đoạn sau đậu trái khoảng 80 – 90 ngày, lúc này, cơm sầu riêng bắt đầu phát triển thì bà con cần sử dụng NPK 14-7-21+TE hoặc NPK 15-5-20+TE, tùy theo cây lớn hay nhỏ và năng suất trái nhiều hay ít, cân chỉnh lượng bón phù hợp từ 3 – 4Kg/gốc.
+ Đồng thời, bà con cũng cần phun phân bón lá có chứa Bo ở thời kì 15 – 20 ngày sau khi đậu trái, bà con có thể dùng Đầu Trâu MK 15-5-40 hoặc Đầu Trâu Kali.Bo để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu Bo.
- Bà con nên phòng trị rệp sáp bằng thuốc bảo vệ thực vật: Movento; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP, Mospilan…
Bà con lưu ý: Thị trường hiện có 2 dòng Kali là Kali đỏ và Kali trắng, bà con nên sử dụng Kali trắng vì trong hàm lượng phân Kali đỏ có thành phần Clo sẽ gây cháy múi hoặc sượng múi, còn thành phần của Kali trắng có chứa lưu huỳnh, giúp tăng mùi thơm cho trái và cơm sầu riêng sẽ vàng hơn.
Ngoài việc cân bằng các loại phân hóa học, bà con cũng nên sử dụng thêm phân hữu cơ như: đạm cá, đạm đậu nành, phân humic, nấm trichoderma,… bởi chúng rất tốt trong quá trình nuôi trái, tăng phẩm chất và chất lượng trái.
Như vậy chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bể gai trên trái sầu riêng. Để cây sầu riêng phát triển bền vững và cho thu hoạch ổn định, bà con cần áp dụng biện pháp cải tạo đất vườn sầu riêng sau thu hoạch. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất