NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CÂY BƠ PHÁT TRIỂN TỐT NHƯNG KHÔNG RA HOA

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CÂY BƠ PHÁT TRIỂN TỐT NHƯNG KHÔNG RA HOA
Friday,
15/04/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Bơ là loại trái cây được yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới bởi đây là loại trái cây có thể ăn tươi, dùng làm kem, bánh sandwiches hay dùng làm các món ăn nhanh,… Cây bơ được trồng ở nước ta vào những năm 1940 do người Pháp mang từ Mexico qua. So với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cây được cấy ghép khoảng 3 năm, phát triển tốt nhưng không ra hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

Một số nguyên nhân khiến cây bơ không ra hoa bao gồm:

Cay-bo-khong-ra-hoa

Cây bơ không ra hoa

+ Nguyên nhân đầu tiên là do thời tiết, khi thời tiết biến động cũng ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây bơ.

+ Nguyên nhân thứ 2 là do bón phân không đúng cách, không đúng loại, không đúng thời điểm.

+ Nguyên nhân thứ 3 là do dinh dưỡng cho cây bơ không cân đối.

Khi bà con nhận thấy cây bơ cứ phát triển cành lá sum suê mà không ra hoa, đậu trái, chắc hẳn bà con sẽ “đứng ngồi không yên”, nhất là những hộ trồng bơ, thu hoạch trái bơ với mục đích thương mại.

Để cây bơ trổ hoa, bung hoa đều và ra sai quả, bà con cần lưu lại một số kinh nghiệm sau để áp dụng cho vườn bơ nhà mình nhé:

Trước khi cây ra hoa 1 tháng, bà con nên bón phân cho bơ đúng loại, đúng liều lượng. Theo đó, một gốc bơ, bà con cần bón: 0.15kg phân Ure, 0.45kg phân lân, 0.15 kg Kali (hoặc 0,2 - 0,3 kg phân Ure + 0,5kg lân và 0,2kg Clorua Kali). Ngoài việc bón phần đúng liều lượng, bà con cũng cần tưới nước thường xuyên cho cây bơ. Bà con nên bón riêng phân lân để tránh sự tương tác giữa phân lân và phân Ure.

Cham-soc-cay-bo

Chăm sóc cây bơ

Khi cây bơ đã trổ bông đều, bà con có thể phun thêm Kali Nitrat nhằm mục đích giúp bông bung sum suê, đậu sai trái.

+ Đối với những loại bơ phải rụng lá mới ra hoa thì bà con cần phun phân bón lá điều hòa dinh dưỡng gồm phân Ure và KNO3 với tỉ lệ 3 – 4/1000.

+ Giai đoạn cây ra hoa, thụ phấn, lá non phát triển thì bà con bắt đầu quan sát cây, nếu thấy cây đủ dinh dưỡng thì chỉ cần tưới nước, nếu cây thiếu dinh dưỡng thì tiến hành phun phân bón lá.

Khi cây bật mầm hoa, bà con không nên bón phân gốc.

Sau khi cây bơ đậu quả, nếu bà con thấy xuất hiện nhiều đọt non thì cách tốt nhất là hãy sử dụng đến các loại hoạt chất nhằm ức chế sự phát triển đọt non. Một trong những loại hoạt chất được khá nhiều bà con trồng bơ tin dùng đó là MKP 0-52-34. Chia làm 2-3 lần phun, mỗi lần phun cách nhau từ 12-17 ngày. Đồng thời bổ sung thêm 4.5-5.5kg Sunfat Kẽm, 5.5-6.6kg Sunfat Magie và 6.5-7.5kg Phorat.

Khi trái bơ to bằng chiếc đũa, bà con nên bón thêm phân thúc, liều lượng 0.25-0.35kg Ure, 0.35-0,45kg Kali, và không dùng thuốc hóa học cho cây.

Với những vùng đất bazan nghèo vi lượng, muốn cây ra hoa, sai quả, bà con nên bổ sung tầm 0.6-1.1kg phân vi lượng vào mỗi gốc bơ.

Bà con cần đặc biệt lưu ý rằng, trong giai đoạn cây bơ tạo bông, đậu trái, bà con tuyệt đối không nên phun thuốc hóa học. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì bơ là loại cây thụ phấn nhờ côn trùng có trong tự nhiên, việc phun thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, diệt cỏ… rất dễ xua đuổi các loại côn trùng, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng, sự an toàn của quả bơ, gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Chúng tôi vừa chia sẽ nguyên nhân cây bơ phát triển tốt nhưng không ra hoa và cách khắc phục. Để cây phát triển tốt và cho năng suất cao cho vụ tiếp theo, bà con cần tham khảo thêm kỹ thuật bón phân giúp cây bơ phục hồi sau thu hoạch. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: