-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ BÓN PHÂN HÓA HỌC CHO CÂY ĂN TRÁI ĐÚNG CÁCH
Sunday,
16/01/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Để cây ăn trái cho được năng suất và chất lượng cao, cây trồng cần phải được bổ sung dưỡng chất từ các loại phân bón hóa học thì mới đáp ứng đủ nhu cầu chất cần thiết cho cây. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bà con cách để bón phân hóa học cho cây ăn trái thâm canh một cách khoa học.
Những lưu ý khi bón phân hóa học cho cây ăn trái?
Bón phân hóa học cho cây ăn trái theo giai đoạn
Sau khi cây đã cho trái đạt năng suất vụ mùa trước, thì cây sẽ mất rất nhiều dưỡng chất để tiếp tục sinh trưởng. Do đó Bà con cần phải tiến hành bón phân hóa học cho cây ăn trái căn cứ vào những yếu tố sau đây:
- Loại cây và tuổi của cây: Khi cây bắt đầu cho quả, lúc này lượng phân bón cần phải tăng lên khoảng 5-10%/năm cho đến khi cây đã cho trái ổn định.
- Năng suất của vụ trước: Nếu trong vụ mùa trước cây trồng đạt năng suất cao, cho hiệu suất kinh tế lớn, thì sau khi kết thúc vụ mùa bà con cần phải bón phân nhiều hơn bình thường để giúp cây phục hồi sinh trưởng và phục hồi khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bộ rễ.
- Tuỳ vào đặc điểm của đất: Đất phèn cần phải được bổ sung thêm nhiều hơn P, Ca. Mg, nhưng không cần bón thêm lưu huỳnh; Đất mặn nên bón nhiều hơn K, N, Ca. Đất nhiều cát nên bón nhiều K, Ca, Mg; Đất phù sa cổ cần bổ sung thêm tất cả các chất dinh dưỡng; Đất nhiều hữu cơ cần bổ sung nhiều Cu, Zn. 258
- Theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây: Sau khi thu hoạch trái, trước khi ra hoa, sau khi đậu quả và quả phát triển.
Thời điểm thích hợp để bón phân hoá học cho cây ăn trái
Thời điểm thích hợp bón phân cho cây ăn trái
Bón phân hóa học cho cây ăn trái non (còn tơ): Đối với cây non cần phải được bổ sung phân bón liên tục để giúp cây ra đọt non, tạo khung tán lớn, màu lá thuần thục, cho quả sớm. Mỗi năm nên bón từ 4-6 lần phân.
Bón phân hóa học khi cây trưởng thành: Bón phân hóa học ở giai đoạn sau khi thu hoạch quả để giúp cây phục sức, nuôi cành lá mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Ngay sau khi thu hoạch, bà con nên cắt tỉa cảnh để kích thích cây ra chồi mới mập, khỏe, tập trung, tán cây thông thoáng hơn, từ đó nhận được lượng ánh sáng và gió đầy đủ, cây ít sâu bệnh. Do đó, sau mỗi kỳ thu hoạch quả để giúp cây ra đọt mới chuẩn bị cho vụ sau, cần phải tiến hành tỉa cành tạo tán cho vườn cây ăn trái, cắt tỉa những cành đã ra quả, cành không ra hoa vụ trước, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh. Khoảng vài năm nên tiến hành cắt sửa tán một lần, cắt bỏ tối đa 25% số cành trong tán. Dùng kéo cắt tỉa những cành nhỏ, dùng cưa để cắt những cành lớn.
Sau khi cắt tỉa, xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, đảm bảo rộng khoảng 50cm và sâu khoảng 10cm. Nếu liếp trồng hai hàng cây và cây đã giáp tán thì xới một băng dài ngay giữa liếp và những băng xương cá giữa 2 cây trên hàng. Sau đó bón phân vào những băng đã xới. Ba dưỡng chất đa lượng N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ N cao nhất (2:1,5:1). Sau khi bón phân phải tưới nước thường xuyên để cây ra đọt non.
Bón phân hóa học ở giai đoạn trước khi ra hoa: Khoảng 1-2 tháng trước khi cây ra hoa nên bón phân lần thứ 2, để những lá đang phát triển mau trưởng thành, không cho chồi mới mọc gây cạnh tranh dinh dưỡng nhằm cung cấp dưỡng chất để kích thích sự phân hóa mầm hoa. Bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ P cao nhất (có tỷ lệ 1:3:2. Sau khi bón phân xong phải tiến hành tưới đẩm để kích thích cho cây phân hóa mầm hoa.
Bón phân hóa học giai đoạn đậu quả và quả phát triển: Bón phân ở giai đoạn đậu quả nhằm hạn chế tình trạng rụng quả non, còn bón phân lúc quả phát triển là để gia tăng kích thước và chất lượng quả, vì đây là giai đoạn quả tích lũy chất dinh dưỡng. Bón phân cho cây ở giai đoạn này có tỷ lệ K cao nhất (tỷ lệ 1:1:1,5). Bón nhiều kali nhằm giúp tăng cường sự chuyển vận sản phẩm quang hợp từ lá vào quả.
Trên đây bài viết đã chia sẻ tới bà con những thông tin hữu ích để bà con có được kiến thức bón phân hóa học cho cây ăn trái đúng cách. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất