NÓI KHÔNG VỚI TỒN DƯ HÓA CHẤT TRONG QUY TRÌNH CANH TÁC SẦU RIÊNG

NÓI KHÔNG VỚI TỒN DƯ HÓA CHẤT TRONG QUY TRÌNH CANH TÁC SẦU RIÊNG
Thursday,
03/11/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Hiệu quả kinh tế từ trồng sầu riêng mang lại nguồn thu khá hấp dẫn cho nhà nông. Vì vậy, hiện nay các hộ dân đã đầu tư thâm canh, rải vụ cây sầu riêng một cách triệt để. Việc lạm dụng hóa chất để xử lý cây sầu riêng trái vụ diễn ra khá phổ biến. Điều này dẫn đến tồn dư thuốc trong sản phẩm, gây bất an cho người tiêu dùng. Nhận thấy tác hại của việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất sầu riêng, một số nhà vườn đã áp dụng quy trình canh tác theo hướng an toàn, nói không với tồn dư hóa chất trong quy trình canh tác sầu riêng, phù hợp với xu hướng tiêu dùng nên đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây sầu riêng.

Một số hộ trồng sầu riêng theo hướng an toàn cho biết: Lợi nhuận tính ra cho 1 ha sầu riêng có thể đạt 1,3 - 1,5 tỷ đồng. Việc áp dụng quy trình trồng sầu riêng khá nghiêm ngặt ở tất cả các khâu. Tuy nhiên, áp dụng quy trình sản xuất an toàn sẽ giảm 30% chi phí phân bón, 15% chi phí công lao động và 20% chi phí sử dụng hóa chất. Điều này góp phần làm tăng đáng kể hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, vườn sầu riêng rất sung sức, cho năng suất cao và kéo dài thời gian kinh doanh. Sau đây là quy trình chăm sóc sầu riêng an toàn:

Quản lý nước tưới

- Bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm mặn để chủ động trữ nước ngọt, ngăn mặn nhằm giảm thiểu thiệt hại cho vườn cây ăn trái.

- Giai đoạn sầu riêng chín thường trùng với mùa mưa lũ. Để đảm bảo chất lượng của quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế, bà con cần chủ động tiêu thoát nước trong mương vườn để cây không bị ngập úng lâu, trái sầu riêng chín không bị sượng làm giảm giá trị thương phẩm của trái.

Quản lý đất và quần thể sinh vật cỏ

Xay-dung-he-sinh-thai-co-trong-vuon-sau-rieng

Xây dựng hệ sinh thái cỏ trong vườn sầu riêng

- Xây dựng hệ sinh thái cỏ trên liếp để giảm tác động của môi trường đến bộ rễ của cây sầu riêng.

- Hệ sinh thái cỏ càng đa dạng thì môi trường đất càng ổn định. Vào mùa mưa, cỏ dại giúp thoát nước nhanh mà không gây ngập úng. Ngoài ra, hệ sinh vật thân thảo là cỏ dại sẽ làm giảm quá trình rửa trôi và đóng váng khi có mưa lớn. Vào mùa khô, cỏ sẽ giúp giữ ẩm cho đất nhằm giảm sự thoát hơi nước.

- Khi cỏ cao, bà con có thể dùng máy để phát cỏ, chừa gốc cao 3-5 cm để cỏ tái sinh. Phần cỏ đã cắt bà con thu gom lại và ủ với phân hữu cơ để tăng sinh khối cho đất.

Quy trình tỉa cành cho cây sầu riêng.

Trong năm, bà con cần tiến hành tỉa cành 3 lần:

Tia-canh-cho-cay-sau-rieng

Tỉa cành cho cây sầu riêng

- Lần 1: Sau khi thu hoạch, bà con nên cắt bỏ cành khô, cành bị bệnh, cành yếu, cành năng suất thấp.

- Lần 2: Thường tiến hành vào tháng 8 - 9 dương lịch, trước khi bón thúc đợt 3. Lúc này, bà con cắt bỏ những cành vượt, cành bệnh, cành khô, cành có nhiều cành con hai bên. Nhờ vậy, tán cây được thông thoáng và có nhiều ánh sáng chiếu vào.

- Lần 3: Thời điểm cây ra quả bằng quýt, bà con cắt tỉa kết hợp tỉa định quả để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả đã định.

- Lưu ý giai đoạn xử lý cây ra hoa: nếu cây ra hoa quá nhiều cần tỉa bớt hoa ở đầu cành, hoa sát mặt đất. Các chùm hoa nên tỉa chừa cách nhau 20-25 cm để hoa tập trung phát triển mạnh, chất lượng hoa tốt và tăng khả năng đậu quả.

Quy trình bón phân cho cây sầu riêng theo hướng an toàn

Lượng phân bón cho 1 ha sầu riêng:

Bon-phan-cho-cay-sau-rieng

Bón phân cho cây sầu riêng

- Sau khi kết thúc cắt tỉa sau thu hoạch, bà con cần tiến hành đào rãnh tròn theo hình chiếu của tán cây, xới đất liếp sâu 25 - 30 cm. Bón 1 tấn vôi + 6 - 8 tấn phân hữu cơ hoai mục + 100 – 150 kg phân DAP + chế phẩm bổ sung nấm Trichoderma. Sau khi bón phân xong, bà con phải lấp lại rãnh để tránh bốc hơi và thất thoát phân bón.

- Bón thúc lần 1: Khi cây ra tượt đợt 1: 100 kg NPK 30 - 25 - 5 (hoặc có thể thay thế bằng một số dòng NPK có hàm lượng trên dưới tương đương)

- Bón thúc lần 2: Khi tược đợt 2 chớm già, bón 100 kg NPK 25 - 25 - 5, nhằm thúc tược đợt 3.

- Bón thúc lần 3: Khi tược đợt 3 vừa lá lụa: bón 600 kg supe lân, kết hợp phun MKP để cây phân hóa mầm hoa.

- Khi cây ra tược đợt 3 được 1 tháng thì tiến hành bón thêm 1 tấn vôi bột rồi siết nước, phun paclobutrazol đúng nồng độ xử lý ra hoa.

- Khi cây nhú hoa 50% thì tưới nước từ từ, bón thêm 100 - 150 kg NPK 15 - 15 - 15 để khi cây ra đợt tược mới không bị rụng hoa và quả non.

- Mỗi lần phun thuốc ngừa sâu bệnh hại, cần phối hợp phun thêm các loại phân bón lá có chứa nguyên tố canxi để giúp quả có nhiều cơm, múi không bị sượng hay cháy múi.

Quản lý sâu bệnh hại

- Nên nhớ trong thời gian cây ra mắt cua thường hay có những cơn mưa đêm, gây nhiễm các bệnh nấm làm thối mầm hoa. Vì vậy, bà con cần tiến hành phun phòng bằng các loại thuốc trừ nấm, sâu hại như Antracol 70WP, Score 250EC,… phun định kỳ 7-10 ngày / lần.

- Bà con cũng nên áp dụng hệ thống phun thuốc trừ sâu kết hợp phun mưa trên tán cây để giảm mật độ sâu, rầy khi cây ra tược. Nếu mật rầy cao, bà con có thể sử dụng hệ thống này để phun thuốc diệt rầy rất hiệu quả.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con quy trình canh tác an toàn, nói không với tồn dư hóa chất trong canh tác sầu riêng. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa việc sử dụng biện pháp hóa học trong nông nghiệp, bà con cần áp dụng các biện pháp nhằm quản lý dịch hại trên cầy trồng bằng biện pháp sinh học một cách hiệu quả. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: