QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY TRỒNG BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC

QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY TRỒNG BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC
Thursday,
06/10/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Một số dịch hại thường xảy ra với cây trồng như rệp sáp và lở cổ rễ.  Trong đó, bệnh lở cổ rễ rất phổ biến trên các vườn cây ăn trái, nhất là vào mùa mưa. Đây là lúc bộ rễ dễ bị tổn thương. Nếu cây bị bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí có thể làm cho cây chết. Việc quản lý dịch hại trên cây trồng bằng biện pháp sinh học sẽ giúp hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, đồng thời bảo vệ được nguồn vi sinh vật có lợi có sẵn trong đất.

Quản lý rệp sáp hại cây trồng bằng biện pháp sinh học:

Rep-sap-hai-buoi

Rệp sáp hại bưởi

GS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: rệp sáp thường phát triển mạnh vào mùa khô. Vào mùa mưa, ĐBSCL có một đợt khô ngắn hay còn gọi là hạn Ba Chằn, là lúc nông dân tranh thủ xử lý cho cây ra trái nghịch vụ. Đó là điều kiện để rệp sáp phát triển và gây hại.

Hiện nay, việc người dân thúc ra hoa nghịch mùa trên sầu riêng diễn ra khá phổ biến. Vào mùa mưa, thời tiết ẩm thấp, cây khó ra hoa. Người nông dân muốn sầu riêng ra hoa kết trái phải áp dụng rất nhiều biện pháp đồng bộ. Thông thường, sau khi thu hoạch, nhà vườn bón phân để kích thích ra chồi non để cây có thể đậu trái tốt.

Trong thời kỳ nuôi trái, nếu bà con thấy quả nhiều thì nên cắt bỏ bớt quả. Đối với giống sầu riêng MongThong, Ri6 (tùy theo tuổi cây) muốn cây đậu trái phải tạo tán ngay từ khi còn nhỏ, nếu để cành chết thì sau đó cây khó phục hồi.

Để xử lý ra hoa thì điều kiện quản lý nước là vô cùng quan trọng. Hệ thống cống bộng phải chủ động được nước. Thường tháng 10 mưa nhiều, nếu không che phủ gốc thì hiệu quả ra hoa sẽ không cao. Để làm bông nghịch vụ, bà con phải chuẩn bị cây thật tốt, siết nước, phun hóa chất tạo mầm hoa…

Tiến sĩ Lê Quốc Diễn, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật của Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, hầu hết các nhà vườn đều muốn sản xuất trái vụ để thu được giá cao. Để phòng trừ rệp sáp, bà con phải lưu ý đối tượng cộng sinh là kiến. Kiến sống rải rác khắp vườn, chúng phát triển rất nhanh và rất khó tiêu diệt. Muốn giải quyết triệt để rệp sáp thì trước hết phải diệt kiến. Bà con không nên dùng thuốc trừ sâu hóa học mà dùng thuốc sinh học để đảm bảo an toàn cho trái.

Cách làm khá đơn giản, bà con dùng ớt bột và tỏi trộn đều (100 gam ớt bột kết hợp với 100 gam bột tỏi đã ngâm trước 1 tháng) hòa với khoảng 100 lít nước phun đều 1-2 lần sẽ diệt được đàn kiến.

Trước khi mùa trái cây chuẩn bị ra bông thì bà con cần giảm bớt số lượng rệp sáp. Việc quản lý được đàn kiến là có thể quản lý được rệp sáp. Bởi vì, nếu không có đàn kiến thì rệp sáp chỉ xuất hiện ở một vài nơi và việc tiêu diệt chúng cũng rất dễ dàng. Bà con nên thăm vườn thường xuyên và khi phát hiện rệp sáp, bà con có thể dùng 15 cc nước rửa chén pha với nước để xịt vào những nơi có rệp sáp. Điều quan trọng nhất là sử dụng biện pháp sinh học sẽ giải quyết được kiến, và khi đó cũng sẽ giải quyết được rệp sáp. Đây là cách làm bền vững.

Phòng ngừa bệnh lở cổ rễ bằng biện pháp sinh học:

Benh-lo-co-re-tren-cay-ca-phe

Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê

Bệnh lở cổ rễ rất phổ biến trên các vườn cây ăn trái, nhất là vào mùa mưa, bộ rễ dễ bị tổn thương và ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí có thể gây chết cây nếu phát hiện muộn.

Vì vậy, nhà vườn nên thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh đầu tiên, đồng thời trong quá trình canh tác luôn có các biện pháp phòng trừ sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh.

Người nông dân cần biết rằng trong đất cũng có một hệ sinh thái: có các sinh vật có hại (tấn công cây trồng) cùng tồn tại với các sinh vật có ích (tấn công sinh vật có hại). Vì vậy, nếu nhà vườn biết cách tạo điều kiện bất lợi cho sinh vật gây hại và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật có ích để chúng phát triển mạnh thì sẽ giúp bảo vệ cây trồng một cách tốt nhất.

Theo TS Điền, để quản lý bệnh thối rễ mùa mưa, trước hết cần kiểm tra sức khỏe của cây. Đối với cây sầu riêng bộ rễ rất nhiều nước, nếu đất ẩm ướt lâu ngày sẽ dẫn đến thối rễ. Vì vậy, bà con cần kiểm soát lượng nước thật kỹ. Bệnh thối rễ thường xuất hiện sau những cơn mưa vào buổi chiều tối. Khi cây sầu riêng bị thối rễ, đọt sẽ chết nhanh. Bà con cần tìm vết thối rễ ở đâu và quét thuốc vào vị trí đó để xử lý. Bệnh thối rễ sơ cấp sẽ làm cây suy kiệt rất nhanh.

Lưu ý trong quá trình xử lý rễ cần phun qua lá, chọn một số loại phân bón lá cao cấp giúp lá hấp thụ mạnh, giúp phục hồi bộ rễ, giúp rễ mới phát triển. Có nhiều loại thuốc điều trị được nhưng phải dùng đúng liều lượng và phải điều trị dứt điểm. Những cây và trái bị bệnh cần phải chặt bỏ và phải thiêu hủy để tránh mầm bệnh lây nhiễm trong vườn.

Đối với việc quản lý bệnh hại rễ cây ăn quả nên chú ý phòng trừ bệnh bằng kỹ thuật canh tác và biện pháp sinh học. Đây là những biện pháp mang lại hiệu quả cao và bền vững. Nếu bà con đợi đến khi bệnh phát triển mới xử lý bằng thuốc thì vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hưởng đến nguồn vi sinh vật có lợi vốn dĩ có sẳn trong đất.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con biện pháp quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học. Để cây ra hoa và đậu quả tốt, bà con cần áp dụng Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: