-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NÔNG DÂN THANH THỦY CHỦ ĐỘNG CHĂM SÓC CÂY VẢI SAU THU HOẠCH
Tuesday,
07/06/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Để cây vải ra hoa, kết quả đúng thời điểm thì việc khống chế lộc đông là việc làm quan trọng mà các nông hộ trồng vải đều nắm rõ. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc vườn sau thu hoạch cũng rất cần thiết bởi việc tỉa cành, tạo tán là yếu tố có tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng của vụ vải năm sau.
Gia đình ông Nguyễn Đức Nhân ở thôn Lại Xá, xã Thanh Thủy có 8 sào trồng Vải, trong đó hơn 50% diện tích được trồng là vải sớm. Thông thường, sau khi thu hoạch vải từ 7 đến 10 ngày là cả gia đình ông Nhân đều tập trung nhân lực và thuê thêm công lao động để tiến hành vệ sinh vườn vải, tỉa cành, tạo tán cho cây và thực hiện các bước tiếp theo trong việc chăm sóc cây.
Ông Nhân cho biết, để cây vải ra hoa sớm, sai quả và hạn chế sâu bệnh thì ngoài yếu tố thời tiết, việc chăm sóc cây sau thu hoạch như tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn và phun thuốc bảo vệ đợt lộc đầu tiên là rất quan trọng. Bởi nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây sẽ cho hoa và đậu quả tốt, là tiền đề cho một vụ mùa bội thu.
Với 8 sào vải, vụ vừa rồi, gia đình ông thu hoạch 3 tấn vải sớm và 2 tấn vải muộn, giá bán được cao gấp 2 đến 3 lần so với những vụ trước. Kể cả những năm mất mùa, sản lượng có thấp hơn thì vườn vải của gia đình ông vẫn có thu hoạch. Do được chăm sóc tốt, vải thu được có quả to, đẹp nên việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn.
Vệ sinh vườn vải sau thu hoạch
Với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Nhân cho biết, thời điểm tốt nhất để cắt cành và chăm sóc để cây phục hồi là sau thu hoạch từ 7 đến 10 ngày. Ngoài ra, khi cắt cành người dân cũng cần nắm vững kỹ thuật để đảm bảo cây không bị hư tổn. Đối với những cây già cỗi, cần hạ độ cao thì người dân càng phải chú ý hơn.
Cũng như ông Nhân, sau thu hoạch hơn 1 tuần là gia đình ông Nguyễn Văn Bách ở thôn Lại Xá cũng đã hoàn tất việc anh bấm cành, tạo tán và chăm sóc theo đúng quy trình. Hiện nay, cây đang phục hồi và chuẩn bị cho đợt lộc đầu tiên.
Anh Bách chia sẻ, cách đây 10 năm, trong khi việc bấm cành, tạo tán còn chưa được người dân trong xã chú trọng, gia đình anh đã áp dụng triệt để trên toàn bộ diện tích vải của gia đình. Ban đầu nhiều nông dân trồng vải còn hoài nghi vì nghĩ việc bấm cành tăm, cắt tỉa những cành vượt tán là không cần thiết vì theo họ cứ để tự nhiên như vậy thì cây vẫn ra lộc, ra hoa.
Đến khi vườn vải nhà anh đậu quả tốt và cho năng suất cao thì các hộ trồng vải lân cận bắt đầu tin và đến học hỏi. Tiếng lành đồn xa, nhiều người trồng vải ở xa cũng tìm đến tận nơi để học hỏi kỹ thuật, thậm chí còn thuê anh giúp cắt cành. Anh Bách chia sẽ thêm, việc cắt cành nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, nếu chưa có kinh nghiệm và không nắm vững kỹ thuật sẽ không biết cách phân loại cành, chẳng hạn như cành nào nên giữ, cành nào nên bỏ, bỏ thì nên cắt đến đâu để cây phục hồi nhanh, không làm ảnh hưởng đến việc ra quả của vụ tiếp theo.
Nhờ được chăm sóc tốt, vườn vải sai trĩu quả
Sau công đoạn tỉa cành, vệ sinh cho cây là thời gian bà con nông dân ở Thanh thủy tiến hành bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu để bảo vệ đợt lộc đầu tiên. Để cây cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, bà con cần thường xuyên thăm vườn, lưu ý phòng trừ sâu đục cuống quả vải. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất
- Lễ Hội Sầu Riêng Krông Pắc lần 2 chính thức quay trở lại với loạt các hoạt động thú vị
- Vật tư Nông nghiệp Bích Trâm trưng bày 6 gian hàng tại Lễ Hội Sầu Riêng 2024