-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI NỨT THÂN TRÊN CÂY CÀ PHÊ HIỆU QUẢ
Monday,
18/04/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực của nước ta, được trồng chủ yếu ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đăk Nông với diện tích khoảng 90% tổng diện tích cà phê cả nước. Vào thời điểm thời tiết nóng ẩm, cây dễ phát sinh nhiều loại bệnh trong đó có bệnh thối nứt thân. Để phòng trị bệnh này, bà con cần biết rõ nguyên nhân để có cách phòng trị bệnh phù hợp và kịp thời.
Nguyên nhân cà phê bị bệnh thối nứt thân
Đây là loại bệnh do nấm Fusarium spp gây ra, chúng sinh sôi phát triển nhanh chóng và lan rộng khi gặp điều kiện thuận lợi như ẩm độ thấp, vườn cà phê không được thông thoáng. Nhất là vào thời điểm mùa mưa, đây là giai đoạn cao trào để bệnh phát triển nhanh và mạnh. Bên cạnh đó, việc chăm sóc tỉa cành tạo tán không tốt đi kèm với việc bón phân không hợp lý giữa nguyên tố đa lượng cùng với trung vi lượng là nguyên nhân dẫn đến cây cà phê bị bệnh thối nứt thân.
Bệnh thối nứt thân trên cây cà phê
Nếu quan sát kỹ, bà con sẽ thấy những vết bệnh sẽ xuất hiện tại bất kì vị trí nào trên cây, nhưng xuất hiện nhiều nhất là từ nữa thân trở xuống phần gốc. Khi cây nhiễm bệnh, lá của cây sẽ không còn tươi nữa, cây bị nặng, sẽ xuất hiện dấu hiệu rụng lá và chết cây từ ngọn.
Bệnh này lây lan rất mạnh theo nước và gió. Bệnh có xu hướng gây hại nặng trên các vườn trung tuổi trở lên, có tán rậm rạp và quá ẩm thấp.
Cách phòng trừ bệnh cho cây cà phê
Để kiểm soát bệnh thối nứt thân, bà con phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trên diện rộng bao gồm:
1. Bà con cần vệ sinh vườn sạch sẽ, tiêu hủy cây bệnh nặng và các tàn dư của bệnh.
2. Bà con nên tạo hình thông thoáng cho cây bằng cách cắt bỏ các cành thứ cấp, cách thân dưới 25 cm. Bằng cách này, vườn sẽ thông gió, thoát ẩm và có ánh mặt trời chiếu vào trong tán.
3. Bà con cũng nên phun thuốc hóa học để dập dịch, chủ yếu là đầu mùa mưa, khi bệnh bắt đầu bùng phát. Các loại thuốc được sử dụng gồm: phun thuốc gốc đồng (Nano bạc đồng, Nano đồng oxyclorua, COC 85,...), phun toàn diện (lá, quả, cành, thân, mặt đất. bờ lô, thân cây che bóng,...). Bà con nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Khi cây vừa mới nhiễm bệnh, bà con sẽ thấy xuất hiện những vết thối đen bên ngoài thân, bà con hãy lấy dao sắc cạo bỏ những phần này đi và sử dụng Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua HLC pha đặc theo tỷ lệ 1:1 quét lên những vết bệnh này 2 lần, mỗi lần thực hiện cách nhau 3-5 ngày.
4. Bà con nên thực hiện tỉa cành và tạo tán cho cây cà phê. Đây là công đoạn giúp cây hạn chế được sâu bệnh và loại bỏ hết những cành cây già cỗi không cho trái để nhường dinh dưỡng cho cành cho trái phát triển. Cắt bỏ những cành mọc sát đất hay hướng vào thân, cành nhỏ yếu bị sâu bệnh. Tỉa bớt cành thứ cấp ở tán cây. Cắt ngắn một số cành đã qua thu hoạch.
Tỉa cành tạo tán cho cây cà phê
5. Bà con cũng lưu ý quản lý duy trì ổn định cho cây, đặc biệt là trong mùa mưa, bằng cách phun toàn diện vườn chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus, EM HLC đặc trị tuyến trùng. Bà con nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Cách ly hóa học ít nhất 1 tuần trước khi dùng chế phẩm sinh học, súc kỹ dụng cụ trước khi dùng chế phẩm sinh học.
Một số lưu ý với bệnh thối nứt thân trên cây cà phê
- Đây là bệnh có tính dịch tễ cao như lây lan rộng, tái phát mạnh. Vì vậy bệnh cần được kiểm soát trên diện rộng. Nếu bà con nông dân cả vùng cùng xử lý triệt để sau 2 năm liên tục, dịch bệnh này sẽ bị đẩy lùi. Còn nếu bà con làm chiếu lệ và cục bộ, dịch bệnh sẽ tái phát, dây dưa không dứt.
- Trong thời gian xử lý hóa học, bà con phải hạn chế bón đạm, nhất là đạm qua lá. Vì đạm làm tăng tính trương nước, gây giảm hiệu lực thuốc là do cơ chế tác dụng thuốc gốc đồng là ức chế khả năng hút nước của sợi nấm, bào tử nấm.
Chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con nông dân cách phòng trừ bệnh thối nứt thân trên cây cà phê. Để cây sinh trường, phát triển tốt và cho năng suất cao, bà con cần tham khảo thêm kỹ thuật bón phân và chăm sóc cà phê vào mùa khô. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất