-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CẢI TẠO ĐẤT VƯỜN CÂY ĂN TRÁI
Thursday,
19/08/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Cải tạo đất cho vườn cây ăn trái là biện pháp nhằm khôi phục và tái tạo lại đất canh tác giúp cây trồng phát triển tốt cũng như đem lại lợi ích cho con người trong quá trình chăm sóc cây. Vậy quy trình cải tạo đất vườn cây ăn trái thực hiện có phức tạp không? Những loại phân nào tốt để giúp cải tạo đất trồng nhanh chóng mà đem lại hiệu quả cao?
Nguyên nhân cần phải cải tạo đất trước khi trồng cây ăn trái
Đất vườn khô cằn cần phải được cải tạo
- Cải tạo đất là điều cần thiết cần phải làm trước khi trồng cây ăn trái. Bởi đất trồng sau một thời gian dài canh tác sẽ có hiện tượng bạc màu, cằn cỗi, cạn kiệt chất dinh dưỡng. Khi đó đất trở nên xấu hơn, nếu người trồng không biết cách ly đúng thời gian thu hoạch điều này còn ảnh hưởng tới cả sức khỏe của con người.
- Cải thiện chất lượng đất thì năng suất cây trồng cũng gia tăng nhờ được cung cấp hàm lượng các chất dinh dưỡng hữu cơ thiết yếu. Loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho cây trồng.
- Cải tạo đất nhằm giúp đất trở nên tơi xốp, giàu mùn và đất trở nên màu mỡ hơn, từ đó giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và đem lại năng suất cao.
- Do đó việc cải tạo đất trồng là rất quan trọng, nếu không cải tạo đất trong nhiều năm sản xuất sẽ làm cho đất bị bạc màu và trở nên khó canh tác.
Lựa chọn phân bón giúp cải tạo đất vườn cây ăn trái nhanh chóng
Lựa chọn phân bón cải tạo đất trồng màu mỡ
Bổ sung phân bón nhằm giúp đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng, ra hoa, và kết trái. Sau đây giới thiệu đến các bạn những loại phân bón hữu ích giúp cải tạo đất vườn cây ăn trái:
- Cải tạo đất vườn cây ăn trái bằng phân hữu cơ
+ Ưu điểm của loại phân này là không có mùi giúp đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng.
+ Đối với những loại đất trồng bị bạc màu, bạn nên dùng phân bò qua xử lý để cải tạo lại đất.
- Cải tạo đất vườn cây ăn trái bằng phân bón vi sinh – EcoStim
+ Cải tạo đất vườn cây ăn trái bằng loại phân bón vi sinh là một trong những cách đem lại hiệu quả tốt nhất giúp cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp.
+Phân bón vi sinh là loại phân không gây tác dụng làm nóng cho đất trồng.
+Muốn cây phát triển mạnh khỏe, bạn nên bón theo tỷ lệ phù hợp để kích thích bộ rễ của cây phát triển toàn diện.
+Giải phóng chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ.
+Tăng độ màu mỡ, cấu trúc của đất.
+Tăng cường phân hủy phụ phẩm nông nghiệp.
+Tăng khả năng giữ nước của đất.
+Giảm mầm bệnh bằng sinh trưởng cộng sinh.
+Tăng cường hấp thụ phân bón và chất dinh dưỡng trong đất.
- Cải tạo đất vườn cây ăn trái với với phân trùn quế.
+ Cải tạo đất vườn bằng cách sử dụng phân trùn quế cải tạo đất là điều rất tốt vì nó sẽ hủy các chất hữu cơ tồn đọng lại trong quá trình trồng và thu hoạch.
+ Phân trùn quế có nhiều chất dinh dưỡng giúp cho bạn khi trồng cây không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.
Hướng dẫn quy trình cải tạo đất vườn cây ăn trái.
Quy trình cải tạo đất vườn
- Đất trồng khi sử dụng qua nhiều năm sẽ bị bạc màu và không còn tơi xốp như ban đầu nữa.
- Vì vậy cách tốt nhất bạn nên làm lúc này là cải tạo đất qua mỗi mùa vụ, điều này sẽ giúp vườn cây ăn trái đạt được năng suất hơn, tránh nấm bệnh hơn.
- Sau đây là quy trình hướng dẫn cải tạo đất vườn cơ bản mà bạn cần phải biết để áp dụng đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 1: Bón vôi cho đất trồng
Bón vôi để cải tạo đất vườn cho cây ăn trái
- Việc đầu tiên bạn cần làm để cải tạo đất vườn cây ăn trái đó là bón vôi cho đất.
- Vôi bón trong đất có vai trò cung cấp Canxi, nâng cao độ pH và sát khuẩn.
Bước 2: Chuẩn bị chân mô (còn gọi là hố)
- Sau khi đã bón vôi, cần xới đều xung quanh để vôi trộn lẫn vào đất.
- Sau đó tiếp tục xới đất sâu khoảng 30 cm nhằm cải tạo phần chân mô để rễ sẽ phát triển mạnh hơn. Phạm vi xới tuỳ thuộc vào loại cây mà có mô trồng lớn hay nhỏ.
- Tùy thuộc vào loại cây mà có mô trồng phù hợp.
Bước 3: Phơi đất
Khi đã xới đất xong, bước tiếp theo là phơi đất từ 6 – 10 ngày để giảm thiểu nguồn sâu, bệnh sẵn có trong đất, đây là công đoạn giúp làm giảm tác nhân bất lợi cho cây trồng.
Bước 4: Bổ sung hữu cơ cho đất trồng cây ăn trái
- Khi đã phơi đất xong, đất đã khô ráo bạn tiến hành bổ sung hữu cơ cho mô trồng.
- Phân hữu cơ có sẵn được ủ hoai mục, vừa rẻ mà lại vừa hiệu quả tốt như là phân bò, rơm mục, phân gà…
Bước 5: Mô đã hoàn tất
- Mô đất phải thông thoáng, tơi xốp, đảm bảo khả năng thoát nước và giữ ẩm.
- Mô đất phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây con.
- Mô trồng cây phải có pH (5,5 – 6,5).
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bà con quy trình cải tạo đất vườn cho cây ăn trái. Hi vọng bà con có thể áp dụng xử lý đất vườn của mình đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên để cây ăn quả phát triển toàn diện nhất, bà con cũng cần kết hợp với kỹ thuật thiết kế vườn trồng cây ăn quả hợp lý.
Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất